NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHÁC

Một phần của tài liệu Bài giảng nguyên nhân gây bệnh theo y học cổ truyền (Trang 27 - 32)

1. Đàm ẩm

a. Đàm ẩm là một sản vật bệnh lý

Đàm là chất đặc, ẩm là chất loãng; đàm ẩm sau khi sinh ra sẽ gây những chứng bệnh mới, đặc biệt phạm vi gây bệnh của đàm rất rộng rãi.

b. Nguồn gốc

Sinh ra đàm ẩm do tân dịch ngưng tụ biến hóa thành.

Do lục dâm, thất tình làm cơ năng của ba tạng tỳ, phế, thận bị ảnh hưởng tân dịch không phân bố được và vận hành được, ngưng tụ thành thấp, thấp hóa thành đàm ẩm.

c. Đàm ẩm:

Sau khi hình thành theo khí đi các nơi ngoài đến cân xương, trong đến tạng phủ làm ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết, sự thăng giáng của khí gây ra chứng bệnh ở các bộ phận cơ thể.

- Tràn ra cơ nhục gây phù. - Ra ngực sườn gây ho, hen

xuyễn. - Ở tiêu hóa gây sôi bụng, miệng khô, bụng đầy, ăn kém.

Ẩm

- Phế: hen suyễn khạc ra đờm. - Tâm: tâm quý, điên cuồng. - Vị: lợm giọng, nôn, mửa. - Nghịch lên trên: huyễn vựng. - Ngực: tức ngực mà suyễn. - Kinh thiếu dương: gây sốt rét.

Đàm

-Đàm:

Phong đàm: chứng trúng phong đàm

Nhiệt đàm: phiền nhiệt, táo bón, đầu mặt nóng, đau họng, điên cuồng.

Hàn đàm: đau xương dữ dội, tay chân không cử động, ho ra đờm lỏng, mạch trầm trì.

Thấp đàm: người nặng nề, mệt mỏi.

Lao dịch: lao hạch thường ở gáy, ban thành khối hạch không nóng, không đau, ra chất bã đậu khi vỡ hay loét khó liền miệng.

- Ẩm:

Đau mạn sườn, ho khó thở, đau liên sườn hay gặp ở bệnh màng phổi có nước y học cổ truyền gọi là huyền ẩm. Đau người và nặng nề, tay chân phù, hen xuyễn, không có mồ hôi, sợ lạnh.

Hen không nằm được, mặt phù.

2. Ứ huyết

a. Ứ huyết là sự vận hành khí huyết không thông, xung huyết ở cục bộ, hay chảy máu cục bộ. b. Nguyên nhân: do khí hư, khí trệ khiến cho huyết ngưng trệ hoặc chảy máu ở trong cơ thể. c. Những triệu chứng biểu hiện ứ huyết:

- Đau thường là do xung huyết gây chèn ép, tính chất đau cố định một chỗ, cự án.

- Sưng, thành khối, hay gặp ở các bệnh ngoại khoa (gẫy xương, ngã…) hoặc ứ huyết ở các tạng phủ. - Chảy máu do thoát quản hay gặp đại tiện, tiểu tiện ra máu, chảy máu do rong huyết.

3. Ăn uống

Số lượng và tính chất thức ăn thiếu; ăn nhiều quá (bội thực); thức ăn không sạch (nhiễm khuẩn) đặc biệt tính chất đồ ăn gây bệnh: ăn đồ béo, ngọt gây thấp đàm, nhiệt; đồ lạnh gây tỳ vị hư hàn, đồ cay gây táo bón, trĩ hoặc thích ăn chua, đắng, ngọt, mặn, cay cũng ảnh hưởng tới việc sinh bệnh.

4. Phòng thất không điều độ

Phòng thất không điều độ là chỉ sắc dục quá độ, tổn hại đến tính khí của Thận. Thiên Tà khí Tạng Phủ bệnh hình – sách Linh khu nói: “Nếu phòng dục quá độ thì hại Thận”.

Thân thể người ta lấy Thận làm nơi chứa Tinh, là căn bản của tiên thiên. Nếu tinh khí đầy đủ thì người khỏe mạnh, trong khi ngũ tạng điều hòa, ngoài thì da dẻ tươi nhuận, sáng sủa, tai mắt thông sáng.

Nếu như say mê sắc dục, chẳng những làm cho thân thể hư nhược, dễ cảm thụ lục dâm, mà cả Thận âm, Thận dương cũng đều bị suy tổn.

Một phần của tài liệu Bài giảng nguyên nhân gây bệnh theo y học cổ truyền (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(32 trang)