Run (tremor) Ðều nhịp và biên độ, chủ yếu đầu ngọn chi Có hai loại run chính đó là run khi nghỉ

Một phần của tài liệu Bài giảng Khám ý thức và vận động (Trang 33 - 38)

ngọn chi. Có hai loại run chính đó là run khi nghỉ ngơi, giảm / hết khi vận động gọi là run tỉnh trạng trong bệnh Parkinson; run khi làm động tác chủ động và giảm hoặc hết khi nghỉ gọi là run động trạng gặp trong tổn thương tiểu não. Ngoài ra còn có run tư thế có nghĩa là chỉ run khi chi giữ ở một tư thế nào đó thường gặp trong khi xúc động, ở người già, cường giáp...

2. Co giật Có nhịp nhưng biên độ lớn, tần số thấp hơn

run gặp trong động kinh cơn lớn, động kinh cục bộ vận động, sản giật, sốt cao co giật ở trẻ em...

Vận động bất thường

3. Múa giật (Chorea) Múa giật là động tác tự động không có nhịp, động tác đột ngột, biên độ lớn, hỗn độn trong không gian và thời gian. Có hai loại múa giật tùy tuổi - ở tuổi 7 - 12 tuổi là múa giật Sydenham trong thấp tim, thường gặp ở giới nữ. Còn múa giật Huntington do tổn thương tế bào nhỏ thể vân mới, gặp từ 40 tuổi trở lên, mang tính chất gia đình, tiên lượng nặng.

4. Múa vờn (athetosis) Múa vờn là động tác tự động, chậm, không có nhịp kiểu uốn lượn thường ở ngọn chi. Tăng lên khi làm động tác tự chủ và biến mất đi khi ngủ. Thường gặp ở bệnh não sau vàng da ở trẻ em hay trạng thái rối loạn myelin.

Vận động bất thường

5. Múa vung nửa người (hemiballismus) Múa vung là

các vận động bất thường, mạnh, biên độ lớn có thể lặp lại chủ yếu ở gốc chi nhưng cũng có khi ở thân mình là do tổn thương thể Luis.

6. Giật cơ (myoclonia) Giật cơ vô thức ở một hoặc nhiều

nhóm cơ do tổn thương nhân răng cưa, đường nhân đỏ - răng cưa.

7. Tật máy giật (tics) Ðộng tác rất nhanh, khu trú ở một

cơ nhất định có thể do yếu tố tâm lý hoặc tổn thương thực thể trong viêm não, ure máu cao...

8. Giật sợi cơ (fibrillations) Giật các sợi cơ do tổn thương

sừng trước tủy trong bệnh xơ cứng cột bên teo cơ, viêm sừng trước tủy mãn, teo cơ do tủy sống...

Vận động bất thường

9. Giật bó cơ (fascicullations) Giật bó cơ là co từng nhóm cơ với biểu hiện như giun bò (myokymia) ở dưới da hay lăn tăn hoặc nhấp nháy và càng thấy rõ khi búng nhẹ vào nhóm cơ đó. Giật bó cơ gặp trong tổn thương mạn tính sừng trước tuỷ, nhân dây XII... Ngoài ra cũng có thể gặp trong trạng thái mệt mỏi nhưng đó là giật bó cơ sinh lý.

10. Loạn trương lực (dystonia) (LTL) là một hội chứng co thắt cơ liên tục gây các cử động xoắn vặn lặp đi lặp lại gây ra các tư thế bất thường. LTL có thể khu trú hay toàn thể hoá mang tính di truyền hay thứ phát sau chấn thương, đột quỵ, dùng thuốc an thần mạnh, nhiễm trùng, nhiễm độc tố, chuyển hoá...

Vận động bất thường

Dáng đi

1. Dáng đi phạt cỏ Trong liệt cứng nửa người với

Một phần của tài liệu Bài giảng Khám ý thức và vận động (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(43 trang)