Quy trình chuẩn đoán lỗ

Một phần của tài liệu Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao (Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng) Phần 2 (Trang 41 - 42)

Màn hình thuộc nhóm thiết bị ngoại vi nên nó sẽ phụ thuộc vào nguồn phát tín hiệu truyền đến nó. Do vậy, khi màn hình có hiện tượng lạ hoặc không lên hình, chúng ta hãy khoan kết luận màn hình bị lỗi. Trong một sốtrường hợp, màn hình không bị lỗi nhưng nguồn phát tín hiệu hoặc cáp truyền dẫn tín hiệu vào màn hình bị lỗi.

Nếu màn hình không lên hình (chỉ toàn màu đen), trước khi đem đi bảo hành hoặc sửa, chúng ta hãy lắp nó sang máy tính khác hoặc mượn màn hình khác thay màn hình đó xem chúng có cùng hiện tượng đó hay không. Nếu chúng không có cùng hiện tượng, màn hình đã bị lỗi, ngược lại, chúng ta kiểm tra lại card màn hình, RAM hoặc mainboard đối với trường hợp dùng card màn hình onboard. Ngoài ra, ổđĩa mềm bị chập mạch cũng có thể là nguyên nhân làm cho máy tính không hoạt động, khi đó chúng ta hãy rút cáp nguồn ra khỏi ổ mềm.

Trong phần lớn trường hợp, màn hình hoặc card màn hình rời bị lỗi đều có cùng hiện tượng "màn hình không có tín hiệu", trong khi các đèn báo nguồn màu xanh vẫn sáng và đèn báo màu đỏ hiện trạng của đĩa cứng trên thùng máy vẫn nhấp nháy như lúc máy tính hoạt động bình thường. Khi đó, nếu đèn báo màu xanh hoặc vàng trên màn hình không sáng, chúng ta dễ dàng kết luận màn hình đã bị lỗi; bằng không, chúng ta cần phải có màn hình khác để kiểm tra chéo.

Nếu màn hình hiển thị những ô đủ màu nhấp nháy, hoặc bị đứt đoạn..., chúng ta hãy kiểm tra card màn hình, thay vì xem xét màn hình.

Nếu màn hình laptop xảy ra hiện tượng bất thường, chúng ta hãy sử dụng màn hình CRT hoặc LCD của máy tính để bàn và cắm vào cổng VGA của laptop và bấm tổ hợp phím Fn + phím có chữ LCD (hay biểu tượng màn hình) để kiểm tra xem laptop có xuất tín hiệu hình ảnh không.

Một phần của tài liệu Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao (Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng) Phần 2 (Trang 41 - 42)