Mối tương quan giữa mỗi loại CPU và Chipset

Một phần của tài liệu Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao (Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng) Phần 1 (Trang 70 - 71)

Mục tiêu:

Trình bày được mối tương quan giữa các loại CPU và Chipset của Laptop. Nhận biết được các loại chipset và CPU.

4.2.1. Tương quan giữa Chipset và các loại CPU của hãng Intel.

CPU kết nối với Chipset cầu bắc (North Bridge), tại đây chipset cầu bắc giao tiếp với RAM và bo mạch đồ hoạ. Nói chung, cấu trúc máy tính cá nhân dùng bộ xử lý Intel đến thời điểm năm 2007 CPU sử dụng RAM thông qua chipset cầu bắc. Chipset cầu bắc được nối với chipset cầu nam thông qua bus nội bộ. Do tính chất làm việc "nặng nhọc" của chipset cầu bắc nên chúng thường toả nhiều nhiệt, bo mạch chủthường có các tản nhiệt cho chúng bằng các hình thức khác nhau.

Chipset cầu nam nối với các bộ phận còn lại, bao gồm các thiết bị có tính năng nhập/xuất (I/O) của máy tính bao gồm: các khe mở rộng bằng bus PCI, ổ cứng, ổ quang, USB, Ethernet...

4.2.2. Tương quan giữa Chipset và các loại CPU của hãng AMD.

Về cơ bản, cấu trúc bo mạch chủ sử dụng CPU của hãng AMD giống như cấu trúc của bo mạch chủ sử dụng CPU của hãng Intel. AMD cũng như nhiều hãng khác đều chưa đưa ra định hướng riêng của mình mà phải theo cấu trúc của Intel bởi sự phát triển của máy tính cá nhân ngay từ thời điểm sơ khai đã phát triển theo cấu trúc nền tảng của các hãng IBM - Intel. Phần này chỉ nói ra những sự khác biệt nhỏ trong cấu trúc bo mạch chủ sử dụng CPU của AMD so với bo mạch chủ sử dụng CPU của hãng Intel: về một số cấu trúc bo mạch chủ cho bộ xử lý AMD có thể cho phép CPU giao tiếp trực tiếp với RAM mà điều này cải thiện đáng kể sự "thắt cổchai" thường thấy ở cấu trúc bo mạch chủ sử dụng CPU của hãng Intel. Với thế hệ chipset X58/P5x/H5x, Intel đã giảm tải cho chíp cầu bắc bằng việc chuyển các bus giao tiếp với Ram và VGA lên CPU quản lý.

4.2.3. Những thế hệ laptop dùng 1 chipset

Từ dòng k8- athlon 64 trở đi đã có sựthay đổi, AMD đã tích hợp luôn bộ điều khiển bộ nhớ vào trong CPU, tức là cũng không còn chip cầu bắc. Khi đó dù cho bus bộ nhớ cao CPU vẫn có thể đáp ứng được, chính vì thế co thể thấy rằng fsb của CPU AMD có giá thành cao (nhưng với CPU AMD không còn dùng tới khái niệm fsb nữa mà là tên bus mới là ht bus), điều này giúp cho bộ nhớ ddr i chưa ngừng hẳn khi mà ddr ii ra đời.

Việc tích hợp bộđiều khiển bộ nhớvào trong CPU cũng đem lại một số hệ quả rất tốt như giảm thiểu độ trễ của dữ liệu gửi tới CPU và từ CPU gửi đi do không còn phải đi qua chíp cầu bắc và ngược lại, việc này giúp cho CPU AMD

xử lý các khối thông tin lớn và nhanh chóng như việc xử lý đồ họa nhanh hơn CPU Intel cùng xung nhịp.

Do không còn dùng tới chíp cầu bắc nên chip cầu nam của CPU AMD đóng vai trò quan trọng hơn trong việc kết nối các thiết bị khác tới CPU.

Chip cầu Bắc RD790 được sản xuất trên quy trình 65nm và có công suất TDP chỉ 10W so với 26W của Intel X38.

Trên thị trường có rất nhiều chipset, mỗi loại đáp ứng một yêu cầu riêng, chipset dùng với CPU Intel có Intel 845, 845E, 845G, 845PE, 848P, 865P, 865PE, 865G, 875P; SiS 645, 648, 650, 655; VIA P4X333, P4X400, PT800, PT880... Chipset dùng CPU AMD có VIA KT333, KT400, KT600, K8T800; SiS 746FX, SiS 755; nVidia nForce2, NVidia nForce3 150... và còn nhiều loại khác. Sốlượng chipset nhiều và một sốcó tính năng gần giống nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao (Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng) Phần 1 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)