Điều trị ĐTĐ type 1 Insulin Điều trị ĐTĐ type 2 Biguanide Sulfonylureas
Ức chế hấp thu glucose ở ruột
Thiazolidinediones Ức chế DPP-4 Đồng vận thụ thể GLP-1 Insulin Khác 27
Insulin
Hormon do các tế bào bêta tuyến tuỵ tiết ra, có vai trò điều hoà nồng độ glucose trong máu bằng cách đưa glucose vào tế bào để tạo ra năng lượng cho cơ thể
Lưu ý khi sử dụng: Insulin bị phá huỷ ở đường tiêu hoá nên thường được bào chế dạng tiêm và dạng khí dung
Tác dụng không mong muốn:
Hạ đường huyết
Mẫn cảm thuốc
Các dạng bào chế
Insulin tác dụng nhanh (fast-acting insulin): thể hiện tác dụng trong vòng 1-20 phút, nồng độ đỉnh (Cmax) đạt được sau 1h và kéo dài 3-5h, sử dụng 15 phút trước khi ăn (BD: Humalog, Novolog, Apidra...)
Insulin tác dụng ngắn (short-acting insulin): thể hiện tác dụng trong vòng 30 phút, đạt Cmax sau 2-4h, kéo dài 6-8h, sử dụng 30-60 phút trước khi ăn (BD: Novolin, Humulin regular...)
Insulin tác dụng trung bình (intermediate-acting insulin): thường chứa protamine hoặc kẽm để làm chậm tác dụng, thể hiện tác dụng trong 1,5h, đạt Cmax sau 4-12h, kéo dài 16-24h, sử dụng 1h trước khi ăn (NPH: Insulin isophan) (BD: Humulin N, Novolin N...)
Insulin hỗn hợp (mixed insulin): thường là hỗn hợp của insulin nhanh hoặc tác dụng ngắn với insulin tác dụng trung bình, được sử dụng để duy trì nồng độ insulin trong cơ thể, sử dụng 30-45 phút trước khi ăn tuỳ theo tỷ lệ phối hợp (BD: Humulin 70/30 (Nhanh: 70; TB: 30), Novolin 70/30, Humulin 50/50...)
Insulin chậm (long-acting insulin): tác dụng kéo dài trên 24h
Ngoài insulin dạng tiêm còn có dạng bột hít (BD: Exubera/Pfizer), rút khỏi thị trường năm 2007 do ít người dùng.