5. Bố cục của luận văn
3.2.2. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Kạn
3.2.2.1. Phương hướng chung
Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Bắc Kạn lần thứ IX đã định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010: “Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đảm bảo lương thực, tăng nông sản hàng hoá. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về đất đai, nguồn
lực. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với vùng, miền. Tăng cường các biện pháp ứng dụng hoa học, công nghệ mới để nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích. Mở rộng phát triển mô hình kinh tế trang trại và trồng rừng kinh tế…”.
3.2.2.2. Định hướng cơ bản phát triển kinh tế trang trại
* Đối với nông nghiệp, vừa chú trọng đầu tư thâm canh, chuyên môn hoá vừa kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm đảm bảo tính bền vững trong sản xuất kinh doanh.
Về sản xuất lương thực, trọng tâm là lúa nước và ngô lai trên cơ sở thâm canh giống mới có năng suất cao.
Về cây công nghiệp ngắn ngày phát triển mạnh thuốc lá, đậu tương, đỗ xanh và đỗ đen, lạc và mía v.v. trên cơ sở sử dụng giống mới vầ sản xuất theo dây chuyền công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng.
Trồng thâm canh, tạo vành đai thực phẩm cho thị xã Bắc Kạn đối với các loại rau đậu theo hướng sạch; trồng hoa thương phẩm các loại phục vụ cho nhu cầu thị trường.
Về cây ăn quả, tập trung phát triển tính tới nhu cầu thị trường các loại cây như nhãn, vải thiều, mận, cam quýt, hồng không hạt v.v... trên cơ sở chất lượng giống tốt và gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.
* Đối với chăn nuôi: Tập trung phát triển nuôi trâu bò thịt, dê, lợn nạc, gia cầm theo hướng bán công nghiệp, công nghiệp. Trước mắt áp dụng mô hình chăn nuôi bán công nghiệp để phát triển đàn gia súc và gia cầm ở vùng bằng và trên vùng đồi.
Tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch và đặc biệt chú trọng chất lượng con giống. Phát triển mạnh chăn nuôi trên cơ sở thúc đẩy việc chế biến thức ăn gia súc và nhu cầu thị trường.
* Vừa chú trọng trồng rừng sản xuất vừa kết hợp với trồng rừng phòng hộ để bảo vệ môi trường sinh thái, bên cạnh đó phát triển mạnh sản xuất lâm sản ngoài gỗ để có nguồn thu nhập trước mắt từ rừng
Tăng cường trồng rừng nguyên liệu để cung cấp nguyên liệu cho chế biến, chú trọng các loài cây mọc nhanh, loại gỗ sản phẩm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Trước mắt tập trung vào các các loại như hồi, thảo quả, sa nhân, chè đắng, song mây v.v... nhưng với cách làm thận trọng theo phương châm có kết quả mới tiếp tục triển khai trên quy mô rộng và có đầu tư lớn.
Chú trọng phát triển trang trại theo hướng SXKD tổng hợp gắn với đồi rừng là thế mạnh của địa phương. Gắn phát triển trang trại với kinh doanh dịch vụ như du lịch sinh thái, tham quan học tập... gắn sản xuất với tiêu dùng trong địa phương, gắn sản xuất với môi trường nhằm gia tăng tổng năng suất đầu ra (TFP).
* Phát triển mô hình nuôi trồng thuỷ sản theo phương pháp công nghiệp đối với các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như cá hồi, chình v.v... ở những nơi có đủ điều kiện nhằm mang lại hiệu quả cao
* Đẩy mạnh ứng dụng khoa công nghệ ở các trang trại làm tác nhân quan trọng để phát triển công nghệ sau thu hoạch: Thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến và thị trường (marketting) - Nâng cao giá trị kinh tế của nông sản phẩm hàng hoá.
* Bảo vệ môi trường sinh thái kết hợp với du lịch và dịch vụ. Phát triển ngành nghề dịch vụ, gắn với du lịch sinh thái ở những trang trại gắn với làng nghề truyền thống, gắn với địa danh về tài nguyên du lịch tự nhiên như hồ Ba Bể; các khu vực du lịch lịch sử - văn hoá, lễ hội sẽ tạo ra sức hút du khách và mang lại nguồn thu nhập ổn định.