Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Mặc dù có nhiều nguyên nhân, nhưng lạm phát luôn có nguyên nhân là tiền tệ. Mức cung trong lưu thông và dư nợ tín dụng tăng liên tục từ năm 2004 và tăng cao nhất trong năm 2007. Đó chính là nguyên nhân quan trọng gây lạm phát. Nhận thức được điều đó, Chính phủ chủ trương kiểm soát chặt chẽ phương tiện thanh toán và nợ tín dụng. Ngân hàng nhà nước linh hoạt sử dụng hợp lý các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường để thực hiện yêu cầu này. Cần đảm bảo tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa và xuất khẩu phát triển .
Cắt giảm đầu tư thường xuyên vào các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư các doanh nghiệp Nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm thụt ngân sách. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư doanh nghiệp nhà nước chiếm trên 45%. Chính vì thế khi cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu và nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, rà soát chặt chẽ các
22
hạng mục đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, kiên quyết cắt bỏ các công trình kém chất lượng. Đồng thời tạo điều kiện và tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành, đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sản xuất.
Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và bệnh dịch để tăng sản xuất lương thực, thực phẩm. Việt Nam có tiềm năng thị trường rất lớn được đầu tư rất mạnh từ nước ngoài làm thị trường mở rộng. Chính vì thế, phát triển sản xuất là giải pháp gốc, tạo hiệu quả nhiều mặt, tăng nguồn cung cho thị trường trong và ngoài nước. Góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởng khinh tế lại không gây phản ứng phụ. Để thực hiện điều này Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các Bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh và thành phố chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về vốn, thị trường, thủ tục hành chính, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Đảm bảo cân đối cung cầu về hàng hóa,đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. Ngân hàng Nhà nước đảm bảo đủ vốn và mua hết ngoại tệ cho các doanh nghiệp làm hàng suất khẩu, xử lí ngay các ách tắc về tín dụng xuất khẩu cho từng trường hợp cụ thể; tăng cường hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu, cải cách mạnh thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Đi đôi với việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phù hợp với cam kết quốc tế của nước ta để giảm nhập siêu, kể cả việc tăng thuế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu.
Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra rất phổ biến ở các cơ quan đơn vị. Tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng rất lớn. Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các chi phí hạ giá thành, phí lưu thông. Kêu gọi mọi người tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu,
23
năng lượng. Đây là giải pháp vừa có tác dụng giảm sức ép về cầu, giảm nhập siêu, vừa góp phần nâng cao hiệu quả của nên sản xuất xã hội.
Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật và nhà nước về giá. Kiên quyết không để tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ tích trữ nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất tiêu dùng như xăng, dầu, sắt thép, xi măng, buôn lậu xăng dầu khoáng sản. Các doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra giá bán tại các hệ thống bán sỉ lẻ của mình. Yêu cầu các công ty nhà nước phải gương mẫu chấp hành và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động bán sỉ lẻ của hệ thống các cửa hàng. Yêu cầu các hiệp hội ngành hàng tham gia tích cực, ủng hộ các chủ trương và giải pháp bình ổn giá thị trường.
Mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Trước tình hình giá cao ảnh hưởng tới cuộc sống nhất là vùng nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp. Chính phủ đã mở rộng các chính sách về an sinh xã hội như tăng 20% mức lương tối thiểu cho người lao động thuộc khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang…từ ngày 1/1/2018. Chính phủ cũng quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tăng lên đối với lao động Việt Nam làm cơ quan doanh nghiệp nước ngoài. Với người lao động học nghề mức lương tối thiểu quy định cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu của vùng. Hỗ trợ ngư dân về các chính sách bảo hiểm thân thể, tàu, tai nạn. Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số như cung cấp mạng lưới điện, chính sách khuyến khích học tập, bảo hiểm y tế,… Chính phủ quyết ổn định mức thu phí học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tiếp tục xuất gạo dự trữ quốc gia để cấp không thu tiền cho đồng bào bị thiên tai, thiếu đói. Đồng thời tiếp tục việc đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các giải pháp hỗ trợ khác đối với các vùng khó khăn, vùng bị thiên tai. Điều quan trọng cần chú ý đó là phải xây dựng cơ chế và kiểm tra thực thi, đảm bảo nguồn hỗ trợ của Nhà nước đến đúng đối tượng, không bị thất thoát, tham nhũng.
24
. Sự phát triển và vai trò của tiền trong kinh tế hiện tại
Cũng giống như cho hàng hóa và dịch vụ, có thị trường tiền với cung và cầu tồn tại cho việc vay tiền. các tư nhân và doanh nghiệp có nhu cầu tiền và đồng thời cũng là nguồn cung ứng khi gởi tiền tiếp kiệm vào ngân hàng. Hệ thống ngân hàng là người môi giới giữa hai nhóm này và vì thế làm cho thị trường có hiệu quả hơn vì người tiếp kiệm tiền và người muốn vay tiền không phải tự tìm kiếm cho từng giao dịch nữa. Ngân hàng lấy tiền công cho dịch vụ này bằng hiệu số giữa lãi suất tiếp kiệm và lãi suất cho vay. Lãi suất hình thành từ thị trường này được quyết định bởi cung và cầu và trên nguyên tắc chính là giá trị phải trả cho việc vay mượn tiền.
Ngân hàng quốc gia có thể tạo ảnh hưởng lên thị trường tiền bằng cách hoặc là gián tiếp tác động đến cung và cầu thông qua lãi suất dành cho tiền của ngân hàng quốc gia hoặc là chủ động tạo ảnh hưởng đếnviệc cung ứng tiền trong khuôn khổ của chính sách gọi là chính sách thị trường mở. Trong chính sách này ngân hàng quốc gia mua một số chứng khoán nhất định và trả bằng tiền của ngân hàng quốc gia. Tiền được đưa thêm vào trong hệ thống lưu hành. Ngược lại ngân hàng quốc gia cũng có thể bán chứng khoán và qua đó mà lấy tiền ra khỏi hệ thống. Lãi suất dành cho tiền của ngân hàng quốc gia hay dành cho tiền gửi tại ngân hàng quốc gia chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường tiền vì chỉ khuyến khích các ngân hàng thương mại cho vay tiền hay gửi tiền tại ngân hàng quốc gia.
25
KẾT LUẬN
Nhận thức mới về quy mô hình phát triển kinh tế Việt Nam được hình thành là kết quả của quá trình đổi mới kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với không ít thuận lợi cũng như các khó khăn, phức tạp và thách thức. Đây là sự thể hiện của sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các trường phái tư tưởng về phát triển kinh tế thị trường cũng như những trải nghiệm trong quản lí đất nước và kinh nghiệm của các quốc gia vào điều kiện của Việt Nam của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhận thức mới cho thấy độ rộng và chiều sâu ngày càng gia tăng trong phương pháp tiếp cận để đạt đến mục tiêu xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những điểm triết học mới trong mô hình phát triển kinh tế Việt Nam chưa từng có trong lịch sử phát triển của loài người hoặc đang tạo nền tảng quan trọng để hình thành các học thuyết mới hay các cách tiếp cận mới đối với mô hình phát triển kinh tế Việt Nam. Đây là chiến thắng của “cái mới” trong cuộc đấu tranh gay go và phức tạp trên măt trận nhận thức về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi mô hình. Bên cạnh những thành công đạt được quan trọng trong nhận thức mới về mô hình phát triển, vẫn còn những khía cạnh cần quan tâm để những kết quả đạt được của nhận thức mới trong phát triển kinh tế. Do đó, các tổng kết, đánh giá vẫn mang nặng tình trạng tổng kết thực tiễn dưới dạng các báo cáo tình hình, liệt kê sự kiện và đúc rút kinh nghiệm. Một hệ thống lí luận mới mang bản sắc riêng có của Viết Nam chưa được hình thành đầy đủ so với nhu cầu phát triển của mô hình diễn ra nhanh chóng trên thực tế cũng như những kết quả đạt được của nhận thức về mô hình phát triển trong giai đoạn mới. Đặc biệt, Việt Nam chưa có học thuyết phát triển kinh tế riêng có và độc lập phù hợp với đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cần triển khai
26
thực hiện việc xây dựng bản đồ nhận thức mới trong mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam.
Cần đẩy mạnh hơn nữa các quá trình giao lưu, học hỏi trong nước và quốc tế để hình thành đầy đủ căn cứ thực tiễn và quốc tế, tạo điều kiện khẳng định những giá trị đạt được của nhận thức mới cũng như mở ra khả năng thúc đẩy sự vận động liên tục của nhận thức mới phục vụ mô hình phát triển. Đặc biệt coi trọng các cuộc tranh luận khoa học liên quan đến các vấn đề lý luận mang tính nền tảng nhằm giảm thiểu sự lạc hậu của nhận thức đối với những thay đổi của thực tiễn cũng như để tận dụng triệt để những thành tựu đạt được của khoa học- công nghệ. Một môi trường trao đổi, tranh luận khoa học kinh tế Việt Nam khách quan và thực sự cần được xây dựng và khuyến khích phát triển.
Tiếp tục đầu tư theo chiều sâu và có hệ thống đối với chương trình, dự án, công trình, đề tài nghiên cứu về nhân thức mới đối với mô hình phát triển đối với Việt Nam và các nước khác kể cả các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cao để nhận dạng và tham chiếu toàn diện hơn đối với Việt Nam cũng như nhận thức sâu hơn bối cảnh để có những phương thức đón đầu phù hợp.
Từ những nội dung trên có thể thấy rằng chính sách tiền tệ nói riêng là một trong những công cụ quan trọng nhất của nhà nước để quản lý và điều hành nền kinh tế. Chính sách tiền tệ góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, ổn định giá cả hàng tiêu dùng, ổn định được thị trường ngoại hối, thị trường vàng…giúp từng bước phục hồi nền kinh tế cũng như tạo ra lợi thế trong liên kết và phân công lao động quốc tế, thích ứng với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế.
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Những Nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (2015), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội
2. ThS. Phạm Ngọc Anh, Thực trạng lạm phát ở Việt Nam và những giải
pháphttp://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-lam-phat-o-viet-nam-va- nhung-giai-phap-53651.htm
3. TS. Trần Hoàng Ngân và ThS. Võ thị Tuyết Anh, Lạm phát - Nguyên nhân và giải pháp https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/08/28/1584/
4. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin (2006), Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
28