Nhu cầu xã hội của F0 khi điều trị tại nhà

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬNLỊCH SỬ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG (Trang 29 - 37)

Dù có thể gặp hạn chế về giao tiếp, F0 nên được kết nối với gia đình qua điện thoại hoặc cuộc gọi video. Việc kết nối với môi trường quen thuộc sẽ giúp ổn định tinh thần cho người bệnh. Bệnh nhân Covid-19 mức độ nặng có thể được hỗ trợ điều trị rối loạn tâm lý như thể nhẹ. Nhân viên y tế cũng hỗ trợ cập nhật thông tin thường xuyên về người thân cho bệnh nhân qua điện thoại hoặc gọi video, cố gắng hỗ trợ F0 thực hiện những ước nguyện và mong muốn nếu điều kiện cho phép.

Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với nhiều biến chủng mới dễ lây lan nhanh chóng hiện nay, một mặt, chúng ta cần thực hiện nghiêm qui định giãn cách, tuân thủ 5K. Mặt khác, chúng ta cũng cần bình tĩnh đối diện với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra với bản thân. Nếu chẳng may trở thành F0, hãy bình tĩnh, can đảm, lạc quan chiến đấu với virus, để chiến thắng. Vẫn là khẩu hiệu “Bình tĩnh, lạc quan chiến đấu với virus và chiến thắng.”

4.Nhu cầu được tôn trọng khi không may là F0

Nhu cầu được thừa nhận, mong muốn được yêu quý, tôn trọng trong bất cứ tổ chức hay môi trường nào. Khi là F0, người bệnh cảm thấy day dứt và tự ti vì mang mầm bệnh

31 nguy hiểm gây lây lan trong cộng đồng. Người nhân viên y

tế cần tạo sự thoải mái và tin tưởng cho F0 thấy rằng mình vẫn đang được tôn trọng, coi trọng và sự nhiễm bệnh chỉ là sự vô tình không ai mong muốn.

Việc điều trị tại nhà giúp tâm lý của bệnh nhân thoải mái rất nhiều, từ đó bệnh nhân cũng nhanh khỏi bệnh hơn. Tuy nhiên cũng có trường hợp

Đối với những người bệnh đã bị cách ly hơn một lần được điều trị khỏi bệnh, thường có tâm lý hy vọng tin tưởng, đối với những người bệnh này, người điều dưỡng cần tạo điều kiện để người bệnh giúp thầy thuốc nói chuyện với người bệnh khác gây ảnh hưởng tốt cho điều trị.

Có người bệnh đã vào điều trị trước kia nhưng chưa tốt, chế độ chăm sóc còn thiếu sót, quan hệ nhân viên y tế và người bệnh có điều chưa tốt cần hết sức quan tâm làm tốt công tác tâm lý cho người bệnh, làm sao cho người bệnh thông cảm và tin tưởng đã sửa chữa những mặt thiếu sót từ trước, không vì thế mà cán bộ y tế đối xử lạnh lùng với họ, hậu quả sẽ rất tai hại đến kết quả điều trị.

Khi có những cử chỉ và lời nói không tốt đẹp, phạm thiếu sót, thái độ phục vụ và chất lượng điều trị không đảm bảo thì dễ mất lòng tin, sự mất lòng tin hay lây lan đến người nhà và người bệnh khác, người bệnh giữ ấn tượng đó cho đến khi hết bệnh và những lần ốm đau sau này phải đến điều trị ở nhân viên cũ, thường thì người bệnh không muốn đến.

Ứng xử chung của nhân viên y tế là rất quan trọng, trong thời gian điều trị cho bệnh nhân f0 chúng ta luôn củng cố lòng tin về mọi mặt, đặc biệt khi hết bệnh cần giải quyết mọi tồn tại làm cho người bệnh thông cảm và có ấn tượng tốt.

Thái độ của nhân viên y tế có tác dụng rất lớn đối với người bệnh. Người điều dưỡng cần phát hiện sớm các rối

32

loạn về tâm lý đặc thù của từng người bệnh, kiên trì và giải thích kịp thời nhằm ổn định tâm lý cho người bệnh.

Đối với người bệnh tỉnh táo hoặc bệnh nặng thì phải chuẩn bị tư tưởng thật chu đáo vì người bệnh thường sợ đau đớn và lo sợ kết quả tốt hay không.

Đối với người bệnh có loại thần kinh cân bằng cần động viên giải thích cho họ yên tâm.

Đối với người bệnh có loại thần kinh không cân bằng hoặc yếu thì việc chuẩn bị chu đáo trước là rất quan trọng, ngoài động viên giải thích cần nâng cao thể trạng điều trị an thần... Khi người bệnh đã có kết quả tốt mà nói chuyện, giải thích cho người bệnh mới cũng làm cho người bệnh mới yên tâm, tin tưởng.

Phải phân tích tỉ mỉ để bệnh nhân thấy được sự nguy hiểm của bệnh tật đang đe doạ tính mạng. Trong giai đoạn điều trị người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt. Tác động

tâm lý với người nhà người bệnh

Đối với người nhà người bệnh cũng cần được chuẩn bị tư tưởng đầy đủ, không được hoảng hốt, khóc lóc trước mặt người bệnh, điều đó khiến người bệnh dễ suy diễn là nguy hiểm đến tính mạng nhưng thầy thuốc và người nhà không nói cho người bệnh biết. Trên nghiên cứu khoa học cho thấy người bệnh được chuẩn bị tinh thần chu đáo sẽ chịu đựng tốt hơn, sợ hãi thì tỉ lệ tử vong cao hơn.

5.Nhu cầu được thể hiện bản thân của F0

Hầu hết sau khi nhiễm covid người bệnh sẽ rơi vào trạng thái tự ti về bản thân lo sợ bản thân nhiễm bệnh sẽ lây nhiễm cho người khác, tâm lý lo lắng khi biết nhiễm bệnh, hỗ trợ tâm lý là điều quan trọng.

Người bệnh cần biết rằng họ sẽ được chăm sóc và không bị bỏ rơi. Vì thế cảm xúc, mong muốn, những lo lắng, băn khoăn của người bệnh cần được giải thích, lắng nghe và

33 giải quyết. Cảm thông chia sẻ với người bệnh để họ tự tin về

bản thân, giải thích cho người bệnh người từng là F0 là người an toàn ngay khi khỏi bệnh, F0 đã khỏi bệnh là an toàn nhất vì họ không mắc bệnh lại nên cũng không lây cho ai, trong cơ thể họ đã có đủ kháng thể tự nhiên sau khi mắc bệnh nên họ an toàn ít nhất từ 08 - 11 tháng để người từng là F0, không cần lo lắng chuyện mình mang bệnh về lây cho những thành viên gia đình, người thân chưa bị bệnh, để họ có thể tự tin mình sẽ khỏi bệnh nhanh chóng và tưởng tượng mình sẽ khỏi bệnh và vui vẻ cung gia đình. Chúng ta không nên có tư tưởng kỳ thị, xa lánh người từng là F0.

Ảnh minh hoạ

Thái độ kỳ thị F0 khiến cho một số người tự test Covid-19 tại nhà, khi bị dương tính thì không dám khai báo, sợ mọi người biết nên họ tự mua thuốc về uống, việc làm này không những nguy hiểm đến tính mạng mà còn là nguồn lây cho gia đình mình và cho xã hội. Không có lý do gì kỳ thị, xa lánh người từng là F0, họ an toàn và cần sự cảm thông của mọi người trong cơn biến động của dịch bệnh hiện nay.

34 Những ngày qua, câu chuyện về các F0 khỏi bệnh tình

nguyện quay trở lại bệnh viện hỗ trợ các F0 khác tại nhà hay tham gia lực lượng tình nguyện hỗ trợ địa phương đang được truyền tai nhau như một trong những tia sáng nhân văn giữa đại dịch khốc liệt. Khuyến khích người nhiễm Covid đã khỏi bệnh tự tin tham gia các hoạt động và các phòng chống dịch vì những người mắc COVID-19 đã phục hồi, ít nhất trong vòng 06 tháng, cơ thể sẽ có kháng thể bảo vệ và không bị nhiễm lại.

Do đó, theo bác sĩ Châu, kháng thể trong cơ thể F0 đã khỏi bệnh cao hơn cả những người đã chích 2 mũi vắc xin. Những người chưa mắc bệnh, sau khi tiêm vắc xin hiệu quả vẫn có tỉ lệ bị nhiễm bệnh, còn đối với người F0 khỏi bệnh thì tỉ lệ nhiễm lại thấp hơn. Chính bản thân mình tự nguyện và có tinh thần chăm sóc người bệnh như người cống hiến một phần sức lực trong đại dịch hiện nay. Và cái chúng ta nhận được không phải là những gì cao quý mà cái nhận được trước hết là sự công nhận của chính bản thân mình và tiếp đến là sự công nhận của mọi người và đạt được cái mình mong muốn là góp một phần sức lực của chính mình trong đại dịch hiện nay. Khi mình đã khỏi bệnh chính bản thân mình tự nguyện và có tinh thần chăm sóc cho những người đến sau mình bị nhiễm F0 và được mọi người công nhận về sự cống hiến của mình

35

Phần III TỔNG KẾT

Vào những ngày bùng dịch, một lần nữa người dân và chính quyền đang ngày đêm vật lộn với dịch bệnh bùng phát trầm trọng. Số ca nhiễm bệnh và tử vong cứ tăng từng ngày, và duy trì ở mức cao trong nhiều ngày nay, vượt ra ngoài dự báo và gây lo lắng, bất an cho cả người dân và chính quyền ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Khi chăm sóc cho người f0 tại nhà ngoài việc tập trung chuyên môn còn cần đồng cảm cùng với những khó khăn của họ, chia sẻ được với nhu cầu, mong muốn của họ. Người nhân viên y tế và người bệnh cần sự kết nối, về sự lưu giữ hay duy trì sợi dây tình cảm giữa người với người, hay là các mối quan hệ xã hội nhờ những thành tựu công nghệ.

Đối với những F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà, UBND phường sẽ ban hành kèm theo Quyết định Hướng dẫn cách ly, điều trị tại nhà đối với người nhiễm, đồng thời thành lập tổ hỗ trợ, chăm sóc F0 điều trị tại nhà. Gọi điện thoại thăm hỏi, nhắc nhở, động viên 1 ngày 2 lần.

Lý thuyết của Maslo nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần. Dựa vào tháp nhu cầu đó mà người nhân viên y tế có thể lập kế hoạch chăm sóc tận tình chu đáo cho những bệnh nhân F0 tại nhà.

Nhân viên y tế theo dõi sức khỏe tại nhà phải đảm bảo dinh dưỡng như:

Ø Ăn đủ 3 bữa chính và tăng thêm các bữa phụ; đảm bảo

đa dạng các nhóm thực phẩm như tinh bột, sữa, dầu mỡ, rau củ, thịt cá, trứng, các loại hạt…

Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu không được đảm

36 bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình

thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được. Cần tạo cảm giác cho người bệnh rằng họ đang được bảo vệ an toàn và người xung quanh họ cũng vậy để có thể yên tâm điều trị.

Con người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau là rất quan trọng trong việc điều hoà tâm lý của người bệnh để họ quên đi sự sợ hãi về bệnh tật cần giúp họ kết nối với bên ngoài một cách an toàn.

Dù bị bệnh nhưng bản thân họ vẫn muốn nhận được sự tôn trọng và muốn giúp ích cho xã hội vẫn muốn chứng tỏ bản thân mình trong mọi trường hợp, phải động viên bệnh nhân để họ thấy thoải mái, tinh thần vui vẻ sẽ giúp họ bình phục nhanh hơn.

Trong một số trường hợp, người bệnh không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, việc kết nối họ với các nhân viên y tế là hết sức khó khăn. Người chăm sóc phải quan tâm bằng cách lắng nghe người bệnh, chú ý đến các nhu cầu tinh thần của người bệnh và giúp họ hiểu được các tiềm năng của mình, sử dụng các tiềm năng đó để vượt lên nấc thang nhu cầu cao hơn.

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Kỹ năng Tâm lý Xã hội Cơ bản - Tài liệu hướng dẫn cách ứng phó với COVID-19

Thuyết Nhu cầu của Maslow

Covid-19 Và chăm sóc sức khoẻ tại nhà

CHUẨN NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1352/QĐ-BYT ngày 24 tháng4 năm 2012 của Bộ Y tế)

Thực trạng ngành điều dưỡng tại Việt Nam hiện nay như thế nào? - Đại Học Yersin

38

Lời Cảm Ơn

Lời đầu tiền, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ths. Đoàn Thị Kim Thoa. Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Lịch sử ngành điều dưỡng, chúng em đã biết thêm được nhiều ý nghĩa của ngành học và cảm thấy tự hào vì ngành điều dưỡng. Cô đã giúp chúng em tích luỹ thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong cuộc sống. Từ những kiến thức mà cô truyền tải thì em cũng có thể trả lời một số câu hỏi trong cuộc sống. Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó trong quá trình chúng em làm bài tiểu luận này, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm em mong được những góp ý đến từ cô để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện tốt nhất

Kính chúc cô sức khoẻ, hạnh phúc thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy.

Nhóm chúng em xin chân chân thành cảm ơn cô!

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬNLỊCH SỬ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)