Tổng quan về Trung tâm Phá py Tâm thần khu vực Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên (Trang 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Tổng quan về Trung tâm Phá py Tâm thần khu vực Tây Nguyên

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên được thành lập theo Quyết định 1478/QĐ-BYT, ngày 22/4/2015 của Bộ Y tế và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2015.

Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên đóng trên địa bàn của tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở tách ra từ bộ phận giám định pháp y tâm thần thuộc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk. Hiện tại trung tâm vẫn đang mượn đất của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk để xây dựng trụ sở hoạt động.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

HỘIHỘIĐĐỒỒNGNGTHITHIĐUAĐUA

KHENKHENTHƯỞNGTHỞNG

HỘIHỘI ĐĐỒỒNGNGTIỀNTIỀN

LƯƠNGLƠNGVÀVÀCHẾCHẾĐỘĐỘ GIÁM ĐỐC

HỘIHỘI ĐĐỒỒNGNGKHOAKHOA HHỌỌCC KKỸỸTHUẬTTHUẬT

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC KỸ

HỘIĐỒNG THUỐCTHUẬTVÀ

HỘI ĐĐỒỒNGNGTHUỐCKHOAVÀHỌC KỸ

ĐIỀUĐIỀUTRTRỊỊ

THUẬT

CÁCCÁCPHPHÒÒNGNG CHCHỨỨCCNĂNGNĂNG

CÁCCÁC KHOAKHOA CHUYÊNCHUYÊNMÔNÔN

PHÒNG

PHÒNG PHPHÒÒNGNG

KH-NV

KH-NV TCTC--HCHC--QTQT

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức

PHONG TC- KHOA GIÁM KHOA CẬN KHOA KHÁM

KHOA GIÁM KHOA CẬN KHOA KHÁM PHONG TC-KT ĐỊNHĐỊNH LÂM SÀNGLÂM SÀNG BỆNHBỆNH

KT

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC KỸ THUẬT

Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên

(Nguồn: TTPYTT khu vực Tây Nguyên)

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC KỸ

Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động tại Quyết định số 2341/QĐ-BYT ngày 15/6/2015 Bộ trưởng Bộ Y tế.

Biên chế của tâm PYTT khu vực Tây Nguyên được thực hiện theo Quyết định số 98/QĐ-BYT ngày 13/01/2017 và Quyết định số 1804/QĐ-BYT ngày 14/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Trình độ chuyên môn

Tổng số cán bộ, viên chức và người lao động tính đến 31/5/2021 là 43 người. Ths, Bs.CKI 05 người; Đại học: 08 người; Trung cấp: 25 người; Lao động phổ thông: 06 người. Tổng cộng Trung tâm có 03 Giám định viên.

2.1.3. Thuận lợi, khó khăn

- Thuận lợi:

+ Được sự quan tâm tạo điều kiện của Bộ Y tế và Viện Pháp y Tâm thần Trung ương 1 và Viện Pháp y Tâm thần Trung ương 2 (Biên Hòa - Đồng Nai), sự thống nhất cao của các cấp ủy Đảng và Chính quyền trong chỉ đạo, điều hành hoạt động và phát triển của Trung tâm, nên hoạt động của Trung tâm đã đi vào nề nếp, trình độ cán bộ, công chức, viên chức đang được củng cố và nâng cao, tinh thần thái độ phục vụ đáp ứng sự hài lòng của các cơ quan trưng cầu và gia đình của đối tượng giám định, ứng dụng khoa học công nghệ và các khoa học kỹ thuật mới luôn được quan tâm phát triển, triển khai và áp dụng có hiệu quả.

+ Đội ngũ giám định viên (GĐV) tham gia giám định PYTT hiện có: 06 GĐV. Trong đó, có 03 GĐV chuyên trách đang công tác tại Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên. Có 02 GĐV kiêm nhiệm đang công tác tại các bệnh viện tâm thần (Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk: 01 GĐV, Bệnh viện tâm thần tỉnh Gia Lai: 01GĐV). 01 GĐV Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây

Nguyên (đã nghỉ hưu). Đội ngũ GĐV có đầy đủ năng lực và đạo đức nghề nghiệp để hoàn thành tốt công tác giám định khi được phân công.

- Khó khăn

+ Công tác tổ chức bộ máy đang dần kiện toàn, và ổn định. Tuy nhiên, do đa số cán bộ trẻ, mới được tuyển dụng chưa có kinh nghiệm trong công tác giám định và hỗ trợ giám định. Một số cán bộ làm công tác quản lý, kiêm nhiệm nhiều công tác chuyên môn khác, mặt khác đội ngũ giám định viên còn thiếu, đặc biệt là Bác sỹ chuyên môn sau đại học chuyên ngành tâm thần;

+ Cơ sở vật chất đang mượn tạm đất của Bệnh viện tâm thần tỉnh Đắk Lắk để xây 1 khu nhà 3 tầng vừa làm khu hành chính, khu làm việc và khu giám định cho các đối tượng trưng cầu, một số dịch vụ cận lâm sàng còn phải có sự hỗ trợ của các bệnh viện khác;

Phòng làm việc, phòng trực cho cán bộ, viên chức và người lao động, phòng làm việc và lưu trú cho Công an làm công tác quản lý đối tượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu.

2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ

Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên thực hiện chức năng: Giám định pháp y tâm thần theo quy định của Pháp lệnh Tố tụng và Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13; thực hiện nghiên cứu khoa học, đào tạo, đào tạo bồi dưỡng, hợp tác quốc tế về chuyên ngành PYTT; tham gia khám và điều trị bệnh nhân tâm thần theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức (theo quy định tại Quyết định số 2341/QĐ-BYT ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên).

2.1.5. Cở sở vật chất

Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên vẫn chưa có trụ sở riêng. Hiện tại đang mượn đất của Bệnh viện tâm thần khoảng 400m2 để xây dựng trụ sở là

khối nhà 3 (ba) tầng để hoạt động. Bao gồm vừa làm khu hành chính, phòng làm việc, phòng khám và khu vực giám định. (Hiện tại UBND tỉnh Đắk Lắk đã cấp đất để xây dựng mới Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên tại phường Tân An, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Trung tâm đang tiến hành các thủ tục hồ sơ xin đầu tư xây dựng trong thời gian tới).

2.1.6. Phạm vi hoạt động

Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên có nhiệm vụ giám định pháp y tâm thần trong phạm vi của 7 (bảy) tỉnh thuộc khu vực bao gồm: Khánh Hòa, Phú Yên, Gia Lai, Kom Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và thực hiện khám bệnh chuyên khoa tâm thần; ngoài ra còn mở rộng phạm vi trong toàn quốc, quốc tế nếu được trưng cầu.

2.1.7. Cơ chế hoạt động

Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên chịu sự quản lý toàn diện của Bộ trưởng Bộ Y tế; sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp, Viện Pháp y Tâm thần Trung ương; chỉ đạo tuyến của Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hòa.

Trung tâm PYTT khu vực tây Nguyên là đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ một phần về chi phí hoạt động thường xuyên.

Các nguồn thu gồm:

- Thu phí giám định.

- Thu dịch vụ khám, chữa bệnh thông qua BHYT;

- Thu dịch vụ khám, chữa bệnh trực tiếp từ viện phí (nếu có) - Thu từ các khoản dịch vụ khác.

Các khoản chi gồm:

- Chi phí giám định:…

- Chi hoạt động thường xuyên: Văn phòng phẩm, in ấn, điện nước, công tác phí, bảo hộ lao động, nhiên liệu...

2.2. Kết quả hoạt động Pháp y Tâm thần tại Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên từ năm 2018 đến năm 2020

Bảng 2.1: Số các trường hợp giám định phân bố theo năm

Hình thức giám định Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng Nội trú Phòng khám Tại chỗ Tổng cộng 66 32 31 129 (27, 16%) (23,53%) (21,53%) (24,67%) 87 45 43 175 (35,80%) (33,09%) (29,86%) (33,46%) 90 59 70 219 (37,04%) (43,38%) (48,61%) (41,87%) 243 136 134 523 (46,46%) (27,00%) (25,62%) (100%) (Nguồn: số liêu điều tra tại TTPYTT khu vực Tây Nguyên)

Nhận xét: Qua số liệu thống kê từ năm 2018 đến năm 2020 cho thấy có 523 trường hợp trưng cầu giám định pháp y tâm thần tại TTPYTT khu vực Tây Nguyên, trong đó giám định nội trú là 243 trường hợp chiếm 46,46%, giám định tại chỗ là 134 trường hợp chiếm tỉ lệ 125,62% và giám định tại phòng khám là 134 trường hợp chiếm tỷ lệ 25,62%.

Bảng 2.2: Đặc điểm về địa phương trưng cầu giám định

Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ %

Khu vực Nông thôn 235 44,93

Thành thị 288 55,07 Đắk Lắk 217 41,49 Gia Lai 36 6,88 Đắk Nông 45 8,60 Tỉnh Lâm Đồng 107 20,46 Kon Tum 11 2,10 Khánh Hòa 59 11,28 Phú Yên 39 7,46 Tỉnh khác 09 1,72 N=523

(Nguồn: số liêu điều tra tại TTPYTT khu vực Tây Nguyên) Nhận xét: Các đối tượng trưng cầu giám định đa số là ở Thành thị chiếm tỷ lê cao hơn khu vưc Nông thôn (thành thị: 55,07% nông thôn: 44,93%). Đắk Lắk là tinh có số trương hợp trưng cầu giám định chiếm nhiều nhât (41,49%) tiếp đến là Lâm Đông (20,46%), Khánh Hòa có tỷ lê thâp hơn (11,28%), các tinh Đắk Nông, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, có tỷ lê thấp hơn (Đắk Nông: 8,60%, Phú Yên: 7,46%, Gia Lai: 6,88%, Kon Tum: 2,10%) và có 1,72% là các trương hợp đến từ các tinh khác.

Thực tế nơi cư trú, nơi sinh sống có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng phạm tội nói chung và tội phạm cụ thể nói riêng. Bản chất nơi cư trú đã chứa đựng các điều kiện về kinh tế, xã hội và văn hóa đặc thù. Nghiên cứu tình hình tội phạm ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới cho thấy, tỷ lệ tội phạm thường tập trung ở các thành phố lớn, như ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 – 2015, riêng thành phố Nam Định tỷ lệ tội phạm chiếm 41,52%

[18]. Xét về đối tượng tội phạm theo số dân cũng như theo diện tích địa lý thì số lượng tội phạm ở các thành phố lớn vẫn chiếm đa số. Ở các địa phương cũng vậy, tỷ lệ tội phạm cao thường diễn ra ở những vùng có kinh tế phát triển, có nhiều nơi vui chơi, giải trí. Đặc biệt trong những năm gần đây, tội phạm ở nông thôn cũng không ngừng gia tăng cả về số hành vi phạm tội, số bị cáo và số vụ án. Tính chất các vụ án ngày càng phức tạp hơn, nguy hiểm hơn, các vụ án có đồng phạm cũng gia tăng không ngừng. Mặc khác phạm vi các bệnh tâm thần rất rộng, bệnh Tâm thần là loại bệnh rất phổ biến, công nghiệp ngày càng phát triển, sự tập trung dân cư vào các thành phố ngày càng đông, cuộc sống ngày càng căng thẳng thì bệnh có xu hướng ngày càng tăng. Có những bệnh tâm thần nặng (các bệnh loạn thần), quá trình phản ánh thực tại sai lệch trầm trọng, hành vi, tác phong bị sai lệch nhiều. Có những bệnh nhân tâm thần nhẹ (các bệnh tâm căn, nhân cách bệnh), quá trình phản ánh thực tại cũng như hành vi tác phong rối loạn ít, bệnh nhân vẫn còn có thể sinh hoạt, lao động, học tập được, tuy có giảm sút. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thây các đối tượng trưng cầu giám định đa số là ở Thành thị chiếm tỷ lê cao hơn khu vưc Nông thôn (thành thị: 55,07% nông thôn: 44,93%) (Bảng 2.2), kết quả này cho thấy có thể đối tượng giám định có địa chỉ nơi cư trú phần lớn là ở Thành thị. Trong đó Đắk Lắk là tinh có số trương hợp trưng cầu giám định chiếm nhiều nhât 41,49%. Điều này một phần do đơn vị đóng trên địa bàn của Đắk Lắk và Đắk Lắk cũng là nơi có thành phần Kinh tế - Xã hội phát triển hơn so với các tỉnh khác trong khu vực.

Bảng 2.3: Phân bố đối tượng giám định theo nhóm tuổi

Stt Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ % 1 <18 tuổi 23 4,40 2 18–30 155 29,64 3 31–40 129 24,67 4 41–50 92 17,59 5 51–60 68 13,00 6 >60 56 10,71 Tổng cộng 523 100,0

(Nguồn: số liệu điều tra tại TTPYTT khu vực Tây Nguyên)

Biểu đồ 2.2: Phân bố đối tượng giám định theo nhóm tuổi

Nhận xét: Độ tuổi có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người phạm tội. Dấu hiệu về độ tuổi của người phạm tội cho phép nói lên các đặc điểm xử sự đối với xã hội của những người ở những độ tuổi khác nhau, cũng như tính chất riêng biệt của cơ cấu về độ tuổi của các nhóm người phạm tội khác nhau. Một nghiên cứu thực tế khác cho thấy rằng, tội phạm ở nhóm người có độ tuổi từ 18 - 30 chiếm tỉ lệ cao nhất so với những người ở các nhóm tuổi khác, tiếp đến là những người độ tuổi trung niên từ 31 - 45 tuổi, sau nữa là những người chưa thành niên từ 14-17 tuổi và thấp nhất là những người trên 45 tuổi…[9]. Một Kết quả nghiên cứu khác ở tỉnh Nam Định cho thấy, số bị cáo là người chưa thành niên chiếm 4,08 %, khảo sát trong 217 bản án với 502 bị cáo tỉ lệ này là 10,35%. Số lượng bị cáo phạm tội ở tuổi chưa thành niên chủ yếu là tội trộm cắp tài sản chiếm tới 92,3% số bị cáo ở độ tuổi này phạm tội; số bị cáo ở độ tuổi trẻ em chiếm 0,37%; số bị cáo từ đủ 18 đến dưới 30 tuổi chiếm 12,71%; số bị cáo phạm tội

trên 30 tuổi chiếm 84,45% tổng số bị cáo [18]. Tương tự, Kết quả nghiên cứu của Nghiên cứu của chúng tôi cho thây nhóm tuôi giám định nhiều nhât là 18 – 30 tuôi (29,64%), tiếp đến nhóm 31 – 40 tuôi (24,67%), nhóm 41 – 50 tuôi (17,59%), nhóm 51 – 60 tuôi (13,00%). Các nhóm >60 tuôi và <18 tuôi có tỷ lê thâp hơn (10,71% và 4,40%). (Bảng 2.3).

Như vậy, sự khác nhau trong cơ cấu tội phạm do những người phạm tội ở độ tuổi khác nhau thực hiện có sự ảnh hưởng nhất định trong quá trình xã hội hóa con người, sự hình thành nhân cách trong từng giai đoạn phát triển của mỗi cá nhân.

Bảng 2.4: Đặc điểm về giới tính và dân tộc

Đặc điểm Giới tính Dân tộc Số lượng Tỷ lệ % Nam 359 68,64 Nữ 164 31,36 Kinh 435 83,17 Thiểu số 88 16,83 N=523 (Nguồn: Số

liệu điều tra tại TTPYTT khu vực Tây Nguyên) Nhận xét: Các đối tượng giám định đa số là nam giới chiếm tỷ lê

(68,64%), nữ có tỷ lê thâp hơn (31,36%) và chủ yếu là ngươi Kinh chiếm tỷ lê (83,17%), các dân tộc thiêu số có tỷ lê thâp hơn (16,83%).

Mặc khác thống kê thực tế qua công tác nghiên cứu tình hình tội phạm ở nước ta cũng như các nước trên thế giới đã cho thấy số lượng giữa nam giới và nữ giới phạm tội có khác nhau, nam giới thường phạm tội nhiều hơn so với nữ giới. Tỷ lệ trung bình nữ giới phạm tội giao động trong khoảng 10 đến 12% mỗi năm trong tổng số người phạm tội, nhưng đó là số liệu khảo sát trước năm 1999 [8], gần đây thì kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ này là từ 6- 10% [9]. Qua thống kê ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 - 2015 số bị cáo là nữ giới chiếm 5,94% tổng số bị cáo [18]. Điều đó cho thấy việc nam giới phạm tội nhiều hơn nữ giới không phải do đặc điểm sinh lý của nam giới khác với nữ giới, mà một phần là do những điều kiện hình thành phẩm chất cá nhân và

sự tiếp nhận giáo dục của nam giới có những đặc điểm khác với nữ giới. Nam giới và nữ giới đều bình đẳng như nhau trong việc tiếp nhận giáo dục, đồng thời họ cùng có khả năng nhận thức như nhau. Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ” đang tồn tại trong nhiều gia đình. Nam giới thường nhận được sự nuông chiều nhiều hơn. Nghiên cứu các đặc điểm giới tính của người phạm tội là nam giới đã chỉ ra, nam giới dễ bị ảnh hưởng bởi các thói hư tật xấu, dễ bị tiêm nhiễm tệ nạn xã hội và dễ hình thành phẩm chất cá nhân tiêu cực, trạng thái tâm lý tiêu cực hơn so với nữ giới. Điều này cũng có nghĩa là, tổ chức phòng ngừa tội phạm trong xã hội cần tập trung nhiều vào nam giới là điều cần thiết. Trong nghiên cứu này cũng cho thây các đối tượng giám định từ năm 2018 đến năm 2020 tại Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vưc Tây Nguyên đa số là nam giới với tỷ lê 68,64%, nữ có tỷ lê thâp hơn 31,36% (Bảng 2.4); nghiên cứu cung cho thây đối tượng trưng cầu chủ yếu là ngươi dân tộc Kinh, các dân tộc thiêu số khác có tỷ lê thâp hơn (dân tộc kinh: 83,17%, dân tộc thiểu số: 16,83%) (Bảng 2.4).

Bảng 2.5: Đặc điểm về trình độ học vấn Stt Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ % 1 Không đi học 200 38,24 2 Tiểu học 92 17,59 3 Trung học cơ sở 115 21,99 4 Trung học phổ thông 112 21,41 5 Cao đẳng/đại học 04 0,76 Tổng cộng 523 100,0

Biểu đồ 2.3: Đặc điểm về trình độ học vấn

Nhận xét: Đối tượng giám định nhóm không đi học có tỷ lệ chiếm nhiều nhất (38,24%), tiếp đến là nhóm học sinh THCS 21,99% và nhóm THPT với tỷ lệ 21,41%, nhóm Tiểu học 17,59%, nhóm Cao đẳng/đại học có tỷ lệ thấp nhất 0,76%.

Chúng ta biết rằng trình độ học vấn không những phản ánh sự phát triển lý trí và hình thành nhân cách, mà còn tạo cho con người có thể lựa chọn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên (Trang 48)