CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ Ở HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM
3.2.2 Hạn chế và rủi ro tiềm ẩn
Chính phủ đang mở rộng đầu tư cơng một cách ồ ạt nhưng khơng hiệu quả, gây lãng phí nguồn vốn vay. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 25 tỷ USD để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trong đó phải phải vay nợ nước ngoài gần 10 tỷ USD. Chi tiêu và đầu tư nợ nước ngoài kém hiệu quả đang đem lại
những rủi ro đáng báo động cho nền kinh tế. Mức thâm hụt ngân sách của Việt Nam luôn ở mức rất cao trong khu vực, trong khi đó hiệu quả đầu tư trên một đồng vốn luôn ở mức thấp. Việc trả nợ nước ngồi ở Việt Nam có nguy cơ mất an tồn trong nhiều năm tới khi Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, khơng cịn được hưởng ưu đãi từ nguồn vốn ODA trong khi vay nợ từ các ngân hàng thương mại nước ngồi gặp rất nhiều khó khăn.
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia của Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017
Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP (%) 38,3 42 44,8 48,9 Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung, dài hạn của quốc gia so
với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (%) 4,1 4,0 3,9 6,1 Dư nợ Chính phủ so với thu ngân sách (%) 211,5 206,8 215,0 201,0 Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu NSNN (%) 13,8 14,9 20,5 18,3 Nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu ngân sách (%) 8,5 11,8 8,1 7,5
Nguồn: Bản tin nợ - Bợ tài chính
Bên cạnh đó, việc vay, trả nợ của các doanh nghiệp bao gồm các ngân hàng thương mại còn những tồn tại nhất định: Nhiều doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc các quy chế của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về vay, trả nợ nước ngồi; cịn có nhiều trường hợp các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài khi chưa được ngân hàng Nhà nước chấp thuận các điều kiện vay trả; các ngân hàng thương mại bảo lãnh, đặc biệt bảo lãnh L/C (bảo lãnh thư tín dụng) trả chậm thiếu chặt chẽ, sai nguyên tắc, gây thiệt hại cho ngân hàng mình và làm giảm uy tín đối với nước ngồi.
Hiện nay, các nhà tài trợ đã từng bước điều chỉnh chính sách hợp tác phát triển với Việt Nam theo hướng chuyển dần từ việc cung cấp ODA sang các khoản vay với điều kiện kém ưu đãi hơn, chi phí huy động vốn của một số khoản vay tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đây làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngồi của Chính phủ. Trong 5 năm tới, các khoản vay ODA sẽ giảm dần, tiến đến kết thúc, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn vay dài hạn, ưu đãi cho đầu tư. Bên cạnh đó, việc tăng nhanh nợ nước ngồi theo hình thức tự vay tự trả chủ yếu nằm ở khối doanh nghiệp
có đầu tư nước ngồi đem lại lợi ích tích cực trong tăng trưởng kinh tế đất nước nhưng cũng đem lại tác động không nhỏ tới khả năng trả nợ của Quốc gia. Việc quản lý, sử dụng vốn ODA thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Số lượng dự án nhiều nhưng quy mơ nhỏ; tính bền vững chưa được chú trọng.
Rủi ro về tỷ giá cũng là một vấn đề đáng quan ngại. Đồng tiền của Việt Nam mất giá khá nhiều so với tiền của những nước vay vốn như Nhật Bản, EU. Trong tổng số tiền vay nợ nước ngồi của Việt Nam năm 2010 thì có đến hơn 39% vay nợ bằng đồng Yên Nhật Bản; 22% vay nợ bằng USD; còn lại là những đồng tiền khác. Trong trung và dài hạn, việc Chính phủ phải cân đối nguồn ngoại tệ để trả nợ gốc và lãi sẽ làm nhu cầu ngoại tệ tăng cao, giảm giá đồng nội tệ, tăng chi phí nhập khẩu đầu vào, dẫn đến nguy cơ lạm phát. Tỷ giá tăng cao sẽ làm chi phí thanh tốn nợ trở nên đắt đỏ hơn, làm tăng nguy cơ vỡ nợ.
3.3 Bài học cho Việt Nam
Cuộc khủng hoảng nợ tại Hàn Quốc cho thấy kinh tế Việt Nam vẫn đang tiềm ẩn những rủi ro, khi tăng trưởng dựa q nhiều vào dịng vốn đầu tư từ bên ngồi. Việt Nam cũng giống trường hợp Hàn Quốc năm 1997 ở một số yếu tố như: thâm hụt tài khoản vãng lai kéo dài; yếu kém trong quản lý chi tiêu nhà nước; tỷ lệ nợ ngắn hạn trên dự trữ ngoại tệ cao (Vũ Thị Vân Anh, 2014). Để tránh tình trạng khủng hoảng nợ xảy ra, Việt Nam cần:
Thứ nhất, cần có chính sách quản lý các khoản vay nước ngồi một cách chặt
chẽ. Đặc biệt, cần phải duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn trong nước và vốn vay nước ngoài; giữa vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn khi vay vốn; giữa thời hạn vay vốn và đối tượng đầu tư. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng tại Hàn Quốc liên quan đến việc khơng kiểm sốt được nguồn vốn ngắn hạn, để nguồn vốn này tăng quá nhanh, khiến khi luồng vốn đột ngột đổi chiều gây mất khả năng thanh toán quốc tế của quốc gia và gây sức ép lên tỷ giá. Không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vay thương mại nước ngồi chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và đảm bảo khả năng trả nợ.
Thứ hai, cần đa dạng hóa đồng tiền khi vay và linh hoạt trong chính sách
điều hành tỷ giá hối đoái. Việc vay bằng đồng ngoại tệ thực sự tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về tỷ giá. Sự phụ thuộc quá lớn vào đồng USD của Hàn Quốc đa gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Có thể vay đồng nội tệ để tránh sự biến động về tỷ giá, cũng như đa dạng hóa đồng tiền vay để tránh sự phụ thuộc vào một loại tiền tệ. Bên cạnh đó, tỷ giá hối đối cần được duy trì ở mức cạnh tranh để khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập khẩu. Từ đó, tác động tích cực đến cán cân vãng lai, giảm nhu cầu tài trợ bằng vốn vay nước ngoài đồng thời nâng cao năng lực trả nợ của nền kinh tế. Cũng cần tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia để có những biện pháp ứng phó kịp thời khi xảy ra khi có trường hợp đồng tiền của quốc gia bị mất giá nhanh chóng hoặc trở nên mất khả năng thanh tốn
Thứ ba, xây dựng hệ thống tài chính ngân hàng trong sạch, vững mạnh. Nếu
hệ thống này yếu kém dễ dàng dẫn tới những thất thoát vốn, che đậy các khoản tín dụng nhiều rủi ro và chứa đựng những hoạt động đầu cơ nguy hiểm. Khi hàng loạt ngân hàng gặp rủi ro bởi các hoạt động này thì niềm tin của người đầu tư giảm dẫn đến việc vốn bỏ chạy ồ ạt ra nước ngoài trong khi đất nước vẫn phải đi vay. Bên cạnh đó, cần giảm sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào quyết định cho vay lại vốn vay nước ngoài của ngân hàng. Chuyển sang cơ chế thị trưởng và mở cửa nền kinh tế giúp nâng cao năng lực thực sự của nền kinh tế về mọi mặt.
Thứ tư, cần duy trì cân bằng tương đối giữa các biến số kinh tế vĩ mô như:
tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá, lãi suất, thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vay lãi. Các chính sách kinh tế vĩ mô cần phải được điều hành một cách linh hoạt, đồng bộ và phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau. Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định khiến người dân yên tâm đầu tư dài hạn, tránh vốn bỏ chạy ra nước ngoài đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn vay nước ngồi.
Thứ năm, cần chú trọng hơn nữa cơng tác thơng tin nắm bắt tình hình và
kiểm tra giám sát thường xuyên, tránh tình trạng nhà nước chỉ biết được số nợ thực khi khủng hoảng xảy ra như trường hợp của Hàn Quốc, nhất là trong môi trường
kinh tế quốc tế nơi những biến động đi kèm với rủi ro (rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối…) là không thể tránh khỏi.
KẾT LUẬN
Với mục đích đưa ra cái nhìn tồn diện, sâu sắc về cuộc khủng hoảng nợ tại Hàn Quốc, đề tài đã trình bày một cách tổng quát nhất về khủng hoảng nợ nước ngoài, từ lý luận cho đến thực tiễn, tập trung nghiên cứu từng khía cạnh của cuộc khủng hoảng nợ Hàn Quốc, từ diễn biến, nguyên nhân, động thái giải cứu cho đến tác động của nó. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các nguyên nhân mang tính chủ quan của Hàn Quốc dẫn đến khủng hoảng: đó là chính sách cứng nhắc của Chính phủ, sự thiếu minh bạch trong việc dành các khoản vay lớn cho chaebol, năng lực quản lý yếu kém.
Việt Nam hiện nay đang trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa vì vậy nhu cầu về vốn rất lớn, trong đó vốn vay nước ngồi đóng vai trị hết sức quan trọng khơng thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên nếu khơng có những chính sách quản lý và sử dụng hợp lý dễ gây ra gánh nặng nợ hoặc nghiêm trọng hơn, gây khủng hoảng đến toàn bộ nền kinh tế. Trên cơ sở phân tích về cuộc khủng hoảng nợ tại Hàn Quốc, bài nghiên cứu đã đưa một số bài học cho quản lý nợ tại Việt Nam để khơng rơi vào tình trạng như đất nước này.
Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, bài nghiên cứu chưa thể phân tích sâu về tình trạng quản lý nợ nước ngoài tại Việt Nam và chưa đưa ra những nhận định mang tính thực tiễn. Vì ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới, vấn đề này cần được tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn nữa để đưa ra được hướng đi đúng đắn nhất trong việc quản lý nợ; sao cho vừa đáp ứng được tiến trình hội nhập phát triển kinh tế, vừa đảm bảo được tính minh bạch cũng như khả năng thanh toán nợ nần khi đến hạn, tránh rơi vào những cuộc khủng hoảng tương tự.