Những yêu cầu trong việc hoàn thiện pháp luật hình sự đối với một số tộ

Một phần của tài liệu Tội phạm giết người theo Luật Hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn (Trang 28)

một số tội phạm liên quan đến hành vi giết người

3.1.1. Cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật hình sự đối với một số tội phạm liên quan đến hành vi giết người liên quan đến hành vi giết người

Cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật hình sự đối với tội phạm liên quan đến hành vi giết người chính là sự cần thiết của những quy định này trong việc nâng cao hiệu quả của nó khi xử lý những tội phạm liên quan đến hành vi giết người. Hoàn thiện pháp luật hình sự đối với tội phạm liên quan đến hành vi giết người còn gắn liền với việc dự báo tình hình tội phạm từ hành vi giết người. Tội phạm nói chung và tội phạm từ hành vi giết người nói riêng trong những năm gần đây đều có xu hướng gia tăng. Câu hỏi đặt ra là: Vậy giải pháp nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả của những quy định của pháp luật hình sự - công cụ hữu hiệu trực tiếp để giảm thiểu về loại tội phạm này?

3.1.2. Những yêu cầu trong việc hoàn thiện pháp luật hình sự đối với một số tội phạm liên quan đến hành vi giết người số tội phạm liên quan đến hành vi giết người

Thứ nhất: Để hoàn thiện pháp luật hình sự đối với tội phạm liên quan đến hành vi giết người trước hết cần phải giải quyết những vấn đề xã hội dẫn đến tội phạm liên quan đến hành vi giết người. Tiếp sau đó, chúng ta cần đưa ra giải pháp cho những vấn đề cụ thể nêu trên.

Thứ hai: Bên cạnh giải quyết những vấn đề xã hội có liên quan đến tội phạm từ hành vi giết người, để hoàn thiện pháp luật hình sự đối với tội phạm liên quan đến hành vi giết người cũng cần phải giải quyết những vướng mắc khi áp dụng những quy định pháp luật hình sự vào những tội phạm này.

23 3.2. Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự đối với một số tội phạm liên quan đến hành vi giết người

Để đưa ra được hướng hoàn thiện những quy định pháp luật hình sự để giảm tỷ lệ loại tội phạm từ hành vi giết người, chúng ta phải đặt chúng trong cả một chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm nói chung. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn cũng phải thực sự chú trọng để làm cơ sở định tội danh, đủ sức răn đe đẩy lùi các loại tội phạm. Giải quyết những vướng mắc trong áp dụng quy định của pháp luật hình sự vào việc định tội danh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp. Một số vướng mắc cần được giải quyết như sau:

1. Vấn đề đồng phạm trong hành vi giết người tại Điều 17 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

“Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Theo đó, xuất hiện đồng phạm khi:

Thứ nhất, phải từ hai người trở lên, những người này phải có đủ dấu hiệu về chủ thể của tội phạm. Đây là điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, cố ý cùng thực hiện một tội phạm, tức là mỗi người trong đồng phạm đều có hành vi tham gia vào thực hiện tội phạm, hành vi của mỗi người được thực hiện không biệt lập nhau mà trong sự liên kết với nhau, hành vi của người này hỗ trợ, bổ sung cho hành vi của người khác và ngược lại, hành vi phạm tội của mỗi người đều nằm trong hoạt động phạm tội của cả nhóm, với mục đích chung là đạt được kết quả thực hiện tội phạm. Nếu mỗi đối tượng bị quy kết về những tội danh khác nhau thì vấn đề đồng phạm tự nó bị triệt tiêu. Một trong những nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm là tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố cùng tội danh và cùng điều luật.

24

Tuy nhiên, trong một số trường hợp mặc dù vẫn thỏa mãn dấu hiệu khách quan và chủ quan của đồng phạm nhưng lại có thể truy cứu với những tội danh khác nhau. Ví dụ, như ở hành vi giết con mới đẻ hoặc hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, nhiều trường hợp sẽ không thỏa mãn dấu hiệu khi có đồng phạm xảy ra.

2. Vướng mắc trong việc áp dụng Điều 125 và Điều 135 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

Điểm giống nhau của hai loại hành vi trong hai điều luật nêu trên là đều chứa đựng dấu hiệu “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” của chủ thể thực hiện và có thể có hậu quả chết người xảy ra. Vấn đề vướng mắc ở đây chính là việc xác định yếu tố chủ quan - lỗi của người phạm tội. Việc xác định trường hợp nào là cố ý đối với hậu quả chết người (giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh) hay vô ý với hậu quả chết người (cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn đến chết người) là điều không khả thi. Vậy căn cứ vào đâu để chúng ta có thể thấy được sự khác biệt giữa hai hành vi cấu thành hai tội khác nhau tại Điều 125 và Điều 135 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017?

Một điểm vướng mắc nữa khi áp dụng hai điều luật để xử lý hai loại hành vi trong hai điều luật là nếu xem xét mức độ nguy hiểm cho xã hội thì rõ ràng hành vi giết người về cơ bản bao giờ cũng được xem là hành vi nguy hiểm hơn so với hành vi cố ý gây thương tích. Thế nhưng, hình phạt lại không tương xứng với tính chất nguy hiểm của hành vi.

25

PHẦN C. KẾT LUẬN

Thực trạng trên là vấn đề xã hội rộng lớn, phức tạp. Để giải quyết được tình trạng trên đòi hỏi các ngành, các cấp và toàn dân phải tích cực tham gia. Theo chúng tôi cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:

1. Cấp ủy, chính quyền cần có văn bản chỉ đạo chuyên đề về lĩnh vực phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội. Trong đó, phân công, phân cấp rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp. Định kỳ có sơ, tổng kết rút kinh nghiệm.

2. Các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền về giá trị đạo đức truyền thống gia đình, xóm, làng, truyền thống dân tộc,... định hướng giới trẻ xây dựng, hình thành nhân cách đúng đắn; ứng xử phù hợp đạo đức truyền thống của người Việt Nam; phản bác, lên án mạnh mẽ những người có hành vi ứng xử thiếu văn hóa, vi phạm pháp luật. Với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, các ngành tuyên truyền rộng rãi các quy định của pháp luật như: Luật đất đai, dân sự, khiếu nại tố cáo, phòng chống bạo lực trong học đường, gia đình,... Trong đó lựa chọn những nội dung liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm của nhân dân trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày như: giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp dân sự, kinh tế, đất đai, hôn nhân và gia đình, trách nhiệm hình sự, hình phạt nghiêm khắc đối với tội phạm giết người. Từ đó, các thành viên trong xã hội nâng cao nhận thức, ứng xử phù hợp hơn, phòng ngừa tội phạm.

3. Lực lượng Công an cơ sở chủ động phối hợp các ngành, đoàn thể thường xuyên khảo sát các mâu thuẫn tranh chấp trong nhân dân. Trên cơ sở đó đề xuất cấp ủy, chính quyên chỉ đạo tổ chức hòa giải, không để mâu thuẫn âm ỉ kéo dài dẫn đến giết người. Những mâu thẫn lâu dài, gay gắt có nguy cơ dẫn đến tội phạm giết người thì lực lượng Công an cần có biện pháp phòng ngừa sát hợp, kịp thời. Những vụ việc giết người đã xảy ra thì tập trung điều tra xử lý nghiêm. Riêng những thanh thiếu niên thường xuyên tụ tập đêm khuya đánh nhau, gây rối

26

TTANXH chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự cần đề xuất áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nếu tái phạm thì đưa đi Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì khởi tố hình sự, xử lý thật nghiêm minh.

4. Ngành Tư pháp thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ hòa giải; các Trung tâm trợ giúp pháp lý,... để tư vấn, hỗ trợ, hòa giải kịp thời các mâu thuẫn trong nhân dân.

5. Ngành Giáo dục tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh, sinh viên. Đặc biệt, có giải pháp đổi mới làm sao thu hút học sinh, sinh viên thích học các môn học xã hội góp phần hình thành nhân cách đúng đắn cho các em, tránh bị lệch chuẩn.

6. Tòa án cần có những bản án thật nghiêm khắc đối với tội phạm giết người; đồng thời tăng cường đưa xét xử lưu động để phòng ngừa chung.

7. Các cơ quan tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân. Phải giải quyết một cách thấu tình, đạt lý, kịp thời, chính xác. Hạn chế tranh chấp, khiếu kiện kéo dài dẫn đến tội phạm giết người. Cần có biện pháp xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân do thiếu tinh thần trách nhiệm hay tiêu cực trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của nhân dân dẫn đến giết người.

8. Quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở kinh doanh game online, các cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em,... xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm (game, đồ chơi mang tính bạo lực).

9. Từng thành viên trong xã hội cần xây dựng cho mình có lối sống trong sạch, lành mạnh, ứng xử có văn hóa. Trường hợp có tranh chấp xảy ra thì nhờ đến cơ quan bảo vệ pháp luật can thiệp, giúp đỡ, không nên dùng bạo lực để giải quyết. Nếu bản thân bị người khác đe dọa giết hại thì kịp thời báo cáo cho cơ quan Công an để giúp đỡ, bảo vệ, giải quyết.

27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017)

[2] Giáo trình Pháp luật đại cương, TS. Lê Minh Toàn, NXB Chính trị quốc gia [3] Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội

[4] Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi giết người trong Luật Hình sự Việt Nam -Phạm Thị Tuyết Hạnh

[5] Tòa án nhân dân tối cao - Thống kê báo cáo về các tội phạm xâm phạm tính mạng con người từ năm 2014 đến năm 2018

Một phần của tài liệu Tội phạm giết người theo Luật Hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn (Trang 28)