8. Bố cục
1.2.1 Các quy định về thi hành hình phạt tù chung thân trước Cách mạng
mạng tháng Tám năm 1945
Ở thời kỳ phong kiến, pháp luật hình sự nước ta quy định hệ thống hình phạt gồm 5 hình phạt: xuy hình, tượng hình, đồ hình, lưu hình và tử
hình. Lưu hình là hình phạt đi đày xa, loại hình phạt này đứng hàng thứ tư trong thang hình phạt cổ và được xếp ngay sau hình phạt tử hình, tức là mức độ nghiêm khắc chỉ đứng sau hình phạt tử hình trong thang hình phạt cổ [43, tr121].
Thời Lê sơ có ban hành một bộ luật khá độc đáo là Bộ luật “Quốc Triều khám tụng điều lệ” quy định về thủ tục kiện cáo,xét xử, thi hành án…đây được coi là một bước ngoặt lớn trong pháp luật về thi hành án hình sự nói chung và thi hành hình phạt tù chung thân nói riêng nhưng các vấn đề liên quan đến thi hành án lại không được đề cập nhiều và khả năng áp dụng thiếu thống nhất. Ví dụ như quy định nhiều hình thức thi hành án cho cùng một hình phạt. Hình phạt tù chung thân hầu như được áp dụng và cho thi hành ngay, có trường hợp tuyên án bằng miệng là bản án được thi hành ngay. Ở thời kỳ này, hình phạt tù chung thân cũng được áp dụng nhằm mục đích giáo dục, răn đe người khác không phạm tội tương tự. Ngoài Bộ luật “Quốc triều khám tụng điều lệ”, vào thời kỳ cầm quyền của Lê Thánh Tông còn ra đời bộ điển chế vĩ đại nhất của lịch sử pháp luật phong kiến Việt Nam đó là Bộ luật Hồng Đức. Trong Bộ luật Hồng Đức đã có khá nhiều quy định về chế độ giam giữ, chế độ đối với tù bị thương, bị bệnh, về kiểm soát ngục thất… Đặc biệt Bộ luật đã có những quy định về các hành vi vi phạm về quy định thi hành án của Hình quan, Ngục quan là những người có trách nhiệm trong thi hành án, đều bị xác định là tội phạm và bị trừng trị rất nghiêm khắc [42, tr122].
Ở thời kỳ Pháp thuộc, với sự du nhập những yếu tố mới trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước thông qua cách quản lý xã hội của chính quyền thực dân Pháp, hoạt động thi hành án có những thay đổi đáng kể so với thời kỳ phong kiến trước đây, theo hướng chú trọng hơn cả ở trong
pháp luật về thi hành án nói chung và cả trong thực tiễn thi hành án nói riêng. Thay đổi quan trọng nhất là đã có sự phân biệt hoạt động thi hành án hình sự và thi hành án dân sự. Từ đây, pháp luật về thi hành án hình sự bắt đầu được quy định ở những chế định riêng biệt, rõ ràng và được áp dụng thống nhất hơn. Tuy nhiên, hoạt động thi hành án vẫn mang những hạn chế cố hữu của một chế độ xã hội được xây dựng trên bất công và đàn áp, nhiều nhà tù với chế độ giam giữ hết sức hà khắc vẫn được thực dân Pháp xây dựng để đàn áp các phong trào yêu nước, các chiến sỹ yêu nước…