+ Biến chứng viêm tinh hoàn gây vô sinh do quai bị gây ra có thể xuất hiện ngay trong thời gian bị bệnh hoặc sau khi bị bệnh. Đây là biến chứng thường gặp nhất, đặc biệt ở bé trai tuổi dậy thì và thanh niên. Biến chứng xảy ra sau 7-10 ngày viêm tuyến mang tai, cũng có khi cùng lúc. Người bệnh đột nhiên sốt cao 40-41 độ C, lạnh run, nhức đầu, mê sản, ói mửa, đau bụng, tinh hoàn sưng to, đau nhức nhưng không làm mủ. Tình trạng này kéo dài khoảng 1 tuần thì giảm. Phần lớn các bệnh nhân viêm tinh hoàn 1 bên, vài tháng sau chức năng của tinh hoàn bị viêm được phục hồi. Chỉ khi 2 tinh hoàn cùng viêm và teo, người bệnh sẽ mất khả năng sản xuất tinh trùng và vô sinh. Nếu viêm tinh hoàn bên phải, người bệnh có thể bị đau ruột thừa.
7.CÁCH PHÒNG BỆNH QUAI Bị:
- Thực hiện tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh chủ động.
- Không tiếp xúc với những người mắc bệnh quai bệnh để tránh lây nhiễm. - Thường xuyên lau sạch sàn nhà, bàn ghế, rửa sạch các đồ chơi của trẻ. - Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống (muỗng, nĩa, ly, chén, dĩa,…)
- Rửa tay nhiều lần bằng xà phòng trong ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. - Che miệng khi ho, khi hắt hơi, sau đó phải rửa tay ngay bằng xà phòng.
=> Bằng những biện pháp này, chúng ta không chỉ tránh được chứng vô sinh do quai bị, mà còn có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh, giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe. thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh, giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
* Biện pháp phòng bệnh cho trẻ ở trường mầm non: