Bài thu hoạch an ninh quốc phòng đối tượng 4 số

Một phần của tài liệu bai-thu-hoach-boi-duong-kien-thuc-quoc-phong-an-ninh-doi-tuong-4 (Trang 31 - 36)

- Trên lĩnh vực quốc phòngan ninh

7. Bài thu hoạch an ninh quốc phòng đối tượng 4 số

Họ và tên: ... GV: trường ...

Câu hỏi1. Đ/c hãy nêu mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, phương châm của Đảng về phòng chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", BLLĐ ở Việt Nam?

Trả lời: Chiến lược “DBHB” là chiến lược cơ bản của CNĐQ và các thế lực thù địch nhằm lật đổ chế độ chính trị-xã hội của các nước XHCN từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự.

Mục tiêu:

Giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường hoà bình để đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; làm thất bại âm mưu chiến lược “Diễn biến hòa bình”, BLLĐ của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc gia, TTATXH và nền văn hoá. Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc.

Phân tích: Mục tiêu trên chính là nội dung bảo vệ tổ quốc trong NQTW8 (khóa IX) về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.

Nhiệm vụ:

Chủ động tiến công địch trên mọi lĩnh vực, không để xảy ra mất ổn định chính trị XH, BLLĐ và các tình huống phức tạp khác, ngăn chặn làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn “DBHB” của các thế lực thù địch; bảo vệ Đảng, chính quyền và chế độ XHCN.

Quan điểm:

1. Kiên định giữ vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, nắm vững 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

+ Đây là mục tiêu xuyên suốt của CM Việt Nam, là sự lựa chọn đúng đắn mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

+ Xuất phát từ mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH. Thực tiễn đã chứng minh… + ĐLDT và CNXH cũng chính là mục tiêu cơ bản mà các thế lực chống phá.

+ Kiên định mục tiêu giữ vững cả về lý luận và thực tiễn cả trong tổ choc xây dựng và BVTQ.

+ Đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái phản động.

+ Ngăn chặn đẩy lùi mọi thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, nguy cơ can thiệp quân sự, xung đột vũ trang, xâm hại đến chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

+ Quán triệt và tổ chức thực hiện từ TW đến cơ sở trên tất cả các mặt của đời sống xã hội về 2 nhiệm vụ chiến lược.

Ngày nay độc lập dân tộc và CNXH vẫn là mục tiêu hàng đầu của CM Việt Nam. Xoá bỏ mục tiêu này chính là mục đích chủ yếu của chiến lược “DBHB” đối với Việt Nam. 2. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiến hành đấu tranh toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Phân tích: Sức mạnh tổng hợp BVTQ:

Cơ sở: Xuất phát từ lý luận về sức mạnh trong đấu tranh cách mạng Từ kinh nghiệm truyền thống tạo nên sức mạnh của ông cha ta Từ đặc điểm của công cuộc BVTQ XHCN hiện nay.

Nội dung sức mạnh BVTQ được ĐH Đảng X xác định:

Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, được tạo ra trên cơ sở kết hợp các hoạt động: Chính trị, kinh tế, quân sự, an ninh, đối ngoại…

"Diễn biến hòa bình" chúng chống phá ta toàn diện trên tất cả các lĩnh vực nên chúng ta cũng phải chống lại trên tất cả các lĩnh vực.

3. Chống "Diễn biến hòa bình" BLLĐ phải nhằm kết hợp ngăn ngừa và đối phó thắng lợi các tình huống chiến lược về QP-AN có thể xảy ra.

NQTW8 (khoá IX) của Đảng ta về Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới dự báo có 3 tình huống chiến lược:

+Tình huống 1: Biến động chính trị trong nước, đe doạ sự mất còn của chế độ

+ Tình huống 2: Bạo loạn ly khai ở một vùng hoặc một số vùng, gây nguy cơ chia cắt đất nước.

+ Tình huống 3: Tạo cớ để can thiệp quân sự, gây xung đột vũ trang và chiến tranh xâm lược nước ta.

Ba tình huống trên nhìn chung có quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau. Tình huống này có thể là tiền đề cho tình huống kia. Trong đó tình huống 1 và 2 là do hoạt động của chiến lược “Diễn biến hòa bình”, BLLĐ tạo ra.

Vì vậy chống “Diễn biến hòa bình”, BLLĐ là một nhiệm vụ quan trọng cũng chính là trực tiếp ngăn ngừa đẩy lùi các tình huống chiến lược trên để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

4. Nắm vững pháp luật, chủ động, kiên quyết chấn áp các phần tử phản động để bảo vệ chính quyền, bảo vệ chế độ.

Cần tăng cường xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ AN quốc gia và QP.

Chăm lo xây dựng LLVT vững mạnh, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp CM của Đảng và nhân dân. Cảnh giác sẵn sàng chiến đấu cao để ngăn ngừa, đập tan mọi âm mưu và hành động gây bạo loạn của kẻ thù. Bên cạnh đó cần đề cao cảnh giác làm thất bại mọi âm mưu “phi chính trị hoá” Quân đội, Công an; hòng xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng

Phương châm:

1. Giữ vững ổn định bên trong, chủ động phòng ngừa kết hợp giữa “xây” và “chống”. Vị trí, ý nghĩa: Đây là phương châm chỉ đạo chung cho cả phòng, chống “Diễn biến hòa bình”, BLLĐ. Nó thể hiện tính chủ động tích cực của ta trong phòng chống “Diễn biến hòa bình”, BLLĐ.

Nội dung:

+ Giữ vững bên trong trước hết là giữ vững sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội, QP- AN của địa phương, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với địa phương. Kiên định con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn, giữ vững mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc xung quanh Đảng, giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Giữ vững bện trong là điều kiện, là điểm tựa vững chắc để chủ động ngăn ngừa nguy cơ từ bên ngoài.

+ Chủ động phòng ngừa trước hết là giữ vững đường lối đối ngoại của Đảng. Mọi hoạt động trên trường quốc tế về chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, quân sự... không được phương hại đến lợi ích quốc gia dân tộc, phải góp phần thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Do đó phải nắm chắc âm mưu thủ đoạn của địch, thu thập thông tin chính xác, có đối sách phù hợp, không để kẻ thù tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta dưới mọi hình thức ở địa phương.

+ Giữ vững bên trong và chủ động phòng ngừa có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu không giữ vững bên trong sẽ không chủ động phòng ngừa được. Do vậy phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống trong đó lấy xây làm cơ sở cho chống.

Lấy xây dựng vững mạnh các tổ chức, của cả hệ thống chính trị để ngăn ngừa, chống lại và đẩy lùi là yêu cầu hàng đầu nhằm đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn của địch.

2. Khi bạo loạn xảy ra, cần phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp các biện pháp, các mặt đấu tranh; sử lý kiên quyết, nhanh chóng, không để lan rộng, kéo dài.

Phương châm này chỉ đạo phương thức đấu tranh và hành động của ta, trong sử lý bạo loạn lật đổ của địch.

Để thực hiện tốt phương châm trên cần thường xuyên chủ động, phát hiện mọi ý đồ, hành động của địch, bám sát địa bàn, dự kiến kế hoạch, phương án và chuẩn bị sẵn lực lượng chống bạo loạn ở từng cấp. Tổ chức tập luyện thường xuyên để sẵn sàng xử trí kịp thời, nhanh chóng khi tình huống xảy ra.

Tóm lại: Đảng ta đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng và những quan điểm, phương châm chỉ đạo nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp nhằm đấu tranh làm thất bại âm mưu chiến lược “Diễn biến hòa bình”, BLLĐ của CNĐQ và các thế lực thù địch ở Việt Nam. Phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, BLLĐ là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Thế nhưng muốn thực hiện được mục tiêu đó thì cần phải có những nội dung giải pháp phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, BLLĐ cụ thể trên các lĩnh vực.

Câu hỏi 2: Phân tích làm rõ những nội dung, giải pháp phòng chống chiến lược "Diễn biến hòa bình" trên các lĩnh vực? Liên hệ bản thân?

Trả lời: Nội dung, giải pháp phòng chống chiến lược "Diễn biến hòa bình" trên các lĩnh vực?

Một phần của tài liệu bai-thu-hoach-boi-duong-kien-thuc-quoc-phong-an-ninh-doi-tuong-4 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w