Hướng đi và tầm nhìn tương lai

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới quan điểm của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (Trang 35 - 39)

Để hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần tập trung vào những nội dung sau:

Thống nhất và nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xác định “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế nhà nước là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường. Các

31 nguồn lực kinh tế của Nhà nước được sử dụng phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước và cơ bản được phân bổ theo cơ chế thị trường.

Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn. Xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia. Xây dựng khung khổ pháp luật, môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; hỗ trợ, khuyến khích sự ra đời, hoạt động của những lĩnh vực mới, mô hình kinh doanh mới. Tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, ủy quyền gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm cá nhân và nâng cao trách nhiệm phối hợp giữa các cấp, các ngành.

“Phát triển đầy đủ và đồng bộ thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là các thị trường quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ. Bảo đảm đầy đủ quyền tự do, an toàn trong hoạt động kinh doanh; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo nguyên tắc thị trường”. Xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý, thử nghiệm cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển các mô hình kinh tế mới, khởi nghiệp sáng tạo, cung cấp dịch vụ công, quản lý và bảo vệ môi trường... Nhà nước thực hiện tốt chức năng xây dựng và quản lý thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh, thực thi hợp đồng của người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Sử dụng thể chế, các nguồn lực, công cụ điều tiết, cơ chế, chính sách phân phối, phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh, nâng cao phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường.

Phát triển thị trường trong nước nhất là khu vực nông nghiệp nông thôn. Đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, phát triển sản xuất hàng hóa làm tăng thu nhập để tăng sức mua. Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn nhất là hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, chợ, đại lí, dịch vụ mua bán,.. đó là những điều kiện vật chất quan trọng để kích thích sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.

32 Phát triển hoàn thiện hệ thống tài chính, tiêu dùng ngân hàng tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường phát triển.

Có thể khẳng định, lý luận và thực tiễn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mới đây, trong bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới”. Điều này không chỉ tạo tiền đề xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Việt Nam mà còn góp phần bổ sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại mới.

KẾT LUẬN

Trải qua hơn 35 năm, từ 1986 đến nay, trải qua các chặng đường đổi mới nêu trên, chúng ta càng thấy rõ: Đường lối đổi mới của Đảng ta không phải tự nhiên mà có. Đó là một quá trình tìm tòi, thử nghiệm, thông qua đấu tranh gian khổ về tư duy và đòi hỏi quyết tâm cao, tinh thần quả cảm và trí sáng tạo khoa học. Đây là quá trình Đảng ta luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong suốt quá trình thực hiện đổi mới nền kinh tế tập trung bao cấp trở thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được rất nhiều thành tựu, đất nước ta trong thời kì này phát triển rất nhanh chóng. Trên con đường đang phát triển đi lên đó, Nhà nước ta tiếp tục đề ra những mục tiêu lớn lao hơn, đó là gắn kinh tế thị trường của nước ta với nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa. Mặc dù con đường phía trước vẫn còn rất nhiều thử thách và khó khăn nhưng chúng ta sẽ cố gắng hết sức đạt mục tiêu, khắc phục những hạn chế trước đó và đưa cuộc sống của nhân dân ta ngày một tốt đẹp hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Giáo trình Triết học Mác-Lênin.

[2]. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin. [3]. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. [4]. Tổng quan về Việt Nam (2021), The World Bank

[5]. ThS. Nguyễn Thị Hiền (2020), Những cơ sở hình thành đường lối đổi mới của Đảng tại Đại hội VI (1986), Trường chính trị tỉnh Kon Tum.

[6]. Nguyễn Đức Luận (2009), Đường lối kinh tế của Đảng từ khi Đất nước hoàn toàn giải phóng đến nay, Trường đại học lâm nghiệp.

[7]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc

gia Sự thật, Hà Nội, 2001, tr. 25

[8]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc

gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 59-60

[9]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. II, tr. 31

[10]. Đình Nam (2020), Phát triển bền vững là việc phải làm, báo Điện tử Chính phủ.

[11]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. I, tr. 37, 43, 53-54, 128, 223.

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới quan điểm của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (Trang 35 - 39)