Chị em Chiến và Việt

Một phần của tài liệu Truyện ngắn những đứa con trong gia đình (Trang 25 - 29)

Vì là hai chị em ruột, lại cùng là chiến sĩ giải phóng, Chiến và Việt có nhiều

+> Điểm giống nhau

Là con em của một gia đình cách mạng giàu truyền thống anh hùng, ông bà ba má đều bị sát hại nên

_ Cả hai em đều có một mối thù chất chứa trong lòng, đều nung nấu ước nguyện lên đường đánh giặc trả thù cho gia đình và quê hương.

Người đọc thực sự xúc động trước cảnh hai chi em Chiến, Việt tranh nhau ghi tên tòng quân, và sáng hôm sau, trước lúc lên đường cùng ghé vai khiêng bàn thờ má sang gửi bên nhà chú Năm « nào, đưa má sáng ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc tra thù cho ba má, đến chừng nào nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng lịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai ».

Gia đình Tư Năng là một gia đình có truyền thống bất khuất. Ba má gan góc nên _ Cả hai chị em cũng gan góc

Ngày ba bị sát hại, má đi trước, bầy con đi sau bám sát lũ giặc mà la « trả đàu ba ! Trả đầu ba ». Giặc bắn cũng không sợ. Cho đến khi lấy lại được đầu ba rồi, Việt cứ nhè cái thằng liệng đầu mà đá.

Lớn lên hai chị em đều chiến đấu rất dũng cảm và lập được nhiều chiến công. Chị Chiến đánh tầu giặc trên sông Định Thủy bắn chết một thằng Mĩ, còn Việt thì phá được một xe tăng Mĩ trong một trận đánh ác liệt giữa rừng cao su

_ Cả hai chị em đều say mê đánh giặc trả thù cho ba mà và quê hương

Chiến đã nói với em trong đêm thu xếp việc nhà trước lúc ra trận « Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi tao chỉ có một câu : nếu giặc còn thì tao mất, vậy à ». Câu nói của Chiến mộc mạc giản dị nhưng lại thiêng liêng như một lời thề. Nó giống như quyết tâm đánh giặc của hàng triệu thanh niên thời bấy giờ : Ra đi chỉ một lời thề, chưa giết hết giặc chưa về quê hương.

Căm thù giặc, say mê đánh giặc, vô cùng gan góc dũng cảm nhưng Chiến, Việt đều ở độ tuổi mới lớn, nên

_ Cả hai chị em vẫn còn nét hồn nhiên ngây thơ

Hai chị em vẫn còn giành nhau ai bắt ếch nhiều hay ít, giành nhau thành tích bắn tầu chiến giặc, giành nhau ghi tên tòng quân.

+> Điểm riêng về cá tính : _ Chiến :

Là chị lớn, sau khi má mất, Chiến sớm phải làm chủ gia đình, nên

Chiến có nhiều nét giống má

( giống vóc dáng, ở đức tính gan góc, ở tính đảm đang tháo vát …) + Chiến tần tảo tháo vát khôn ngoan già dăn trước tuổi.

Chiến biết lo toan thu xếp mọi việc đâu vào đấy. Nấu cơm cúng má, gửi đồ đạc nhà cửa, trao lại chi bộ năm công ruộng, gửi bàn thờ má, thu xếp cho đứa em út ăn ở và học hành. Từ việc nhỏ đến việc lớn, Chiến đều bàn với em và thu xếp chu đáo. Khi nghe Chiến trình bày việc nhà, chú Năm phải buột mồm khen « Khôn ! Việc nhà nó thu gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thất, đặng bề nước non. Con nít chúng bay đánh giặc kì này khôn hơn chú hồi trước ».

Là chị

+ Chiến rất thương em và nhường nhịn em

Mọi chuyện tranh giành của hai chị em từ việc bắt ếch đến chuyện đánh tàu chiến Mĩ trên sông Định Thủy cuối cùng Chiến cũng đều nhường em. Riêng có chuyện ghi tên tòng quân thì Chiến nhất định không nhường vì ngoài niềm khát khao đánh giặc, còn là lòng thương em, chưa muốn em sớm phải xông pha bom đạn hiểm nguy

Trong việc học hành

+ Chiến tỏ ra kiên nhẫn hơn Việt.

Chị có thể ngôi ở góc ván tập đánh vần hoài từ trưa tới xế, rồi từ xế tới chiều, bỏ ăn quên cả trời chạng vạng.

Nhưng so với mẹ,

Chiến có nét mới của thế hệ sau

(khúc sông sau chảy xa hơn )

+ Hồn nhiên vui tươi, hay cười, thích làm dáng

Qua ngòi bút của Nguyễn Thi Chiến hiện lên là một tính cách khá đa dạng : Vừa là một cô gái mới lớn tính khí còn rất trẻ con, vừa là một người chi biết nhường nhịn, biết lo toan, đảm đang tháo vát.

_ Còn Việt

có nét riêng dễ mến của câu con trai mới lớn Là em lại là con trai, nên

+ Việt còn ngây thơ trẻ con

Nếu Chiến luôn biết nhường nhịn em thì # Việt lại hiếu thắng hay tranh giành với chị,

# Việt thích đi câu cá, bắn chim. Sau này đã trở thành giải phóng quân, hành trang của Việt vẫn có một chiếc ná thun nằm gọn trong túi áo như hồi còn ở nhà.

# Việt yêu chị, thương chị theo cách rất trẻ con (giấu chị, sợ mất chị )

# Say mê đánh giặc dũng cảm chiến đấu nhưng lại sợ ma. Lạc đơn vị ba ngày đêm, mình đầy thương tích, lúc nào nòng súng lên đạn vẫn hướng về phía giặc. Thế nhưng khi bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao phủ khắp chiến trường thì Việt lại sợ ma « con ma cụt đầu »…

+ Việt rất vô tư

# Phó mặc cả việc nhà cho chị.

Nghe chị bàn việc nhà, em chỉ ừ ào cho qua, vừa nghe vừa đưa tay chụp con đom đóm rồi ngủ gục lúc nào không biết

Tuy còn vẻ hồn nhiên vô tư nhưng

+ Việt cũng thật đường hoàng chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường.

Trong dòng sông truyền thống, Việt là con sóng vươn xa nhất, là người tiêu biểu nhất cho tinh thần tiến công cách mạng

Tóm lại hai chị em chiến ,Việt, má Việt, chú Năm là con nòi gốc gác nông dân. Họ đều là những con người tiêu biểu cho khí phách anh hùng của nhân dân miền Nam thời đánh Mĩ

Ở họ tuy có nhiều điểm giống nhau trong dòng sông truyền thống nhưng mỗi người một bản sắc, một tính cách điển hình sinh động, làm rạng rỡ khúc sông của riêng mình. Nguyễn Thi, qua thiên truyên ngắn này đã khám phá, phân tích và lí giải sức mạnh, chiến công của thế hệ trẻ miền Nam thời chống Mĩ không chỉ ở tinh thần của thời đại mà còn có nguồn gốc sâu xa trong truyền thống gia đình. Chính dự hòa quyện giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

Và thực sự trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình đã có một dòng sông của truyền thống gia đình. Dòng sông ấy liên tục chảy từ thế hệ cha anh đến thế hệ những chiến sĩ trẻ anh hùng

Một phần của tài liệu Truyện ngắn những đứa con trong gia đình (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w