Người ta thấy đa số các phản ứng oxy hóa sinh học là quá trình tách hydro ra khỏi cơ chất và trong mọi trường hợp sự nhường electron thường xảy ra đồng thời sự nhường hydro. Vì thế mà sự vận chuyển hydro được đánh giá như sự vận chuyển electronvà sự vận chuyển electron được xem là cơ sở của quá trình oxy hóa sinh học, bởi electron là những phân tử mang năng lượng . Sự tách hydro ra khỏi cơ chất do emzyme dehydrogenaza xúc tác .Trong đa số trường hợp hydro và electron không được vận chuyển trực tiếp cho oxy không khí mà phải qua một chuổi nhiều mắt xích gồm các hệ enzim oxy hóa –khử nằm ở khoảng giửa thế năng của các hợp chất hữu cơ và của oxy. Các hệ enzim này được bố trí theo trật tự tăng dần về thế oxy hóa – khử và tạo thành một chuổi gọi là chuổi hô hấp hay chuổi chuyển electron, nhiệm vụ của chuổi
là oxy hóa từng bậc hydro của cơ chất đến H2O.
Chuổi hô hấp được chia làm hai phần : phần vận chuyển hydro và phần vận chuyển electron. Các cấu tử của chuổi cư trú trên màng trong của ti thể. Nếu chất cho hydro là
NADPH2 thì chuổi hô hấp bắt đầu bằng transhydrogenaza (kí hiệu là TH) , nếu chất cho
hydro là NAD.H2 thì chuỗi hô hấp bắt đầu bằng NAD.H2 dehydrogennaza (kí hiệu
FN),còn cơ chất là suxinat thì chuỗi bắt đầu bằng suxinat-hydrogenaza ( kí hiệu là FS).
Tiếp theo các cấu tử đó là hệ xitocrom gồm các xitocrom b, c1, c và aa3
(xitocromoxydaza). Gần đây còn thấy trong thành phần của phức hợp xitocromoxydaza còn có Cu. Ngoài các chất chuyển hydro và electron trên đây, trong thành phần của chuổi còn có các chất khác như ubikinon( coenzim Q) và sắt phihem.
Coenzim Q nằm ở giữa các hydrogenza flavin và của hệ xitocrom, hoàn thành chức năng của chất chuyển electron.
Trong ti thể động, thực vật có coenzim Q, còn trong ti thể nấm men và vi khẩn tìm thấy các đồng đẳng coenzim Q7, Q8,...