- Đưa nạn nhân đến ngay bệnh viện hoặc trạm xá gần nhất để có đủ điều kiện xử lý cho nạn nhân.
2. Phòng chống bụi trong sản xuất.
Mục tiêu: biết được tác hại của bụi và cách phòng chống cũng như biện pháp ngăn ngừa bụi xâm nhập vào cơ thể con người.
2.1 Tác hại của bụi lên cơ thể con người.2.1.1 Định nghĩa: 2.1.1 Định nghĩa:
Bụi là tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng đọng…
Bụi bay có kích thước từ 0,001 – 10μm bao gồm tro, khói và những tạp chất rắn được nghiền nhỏ. Bụi này thường gây tổn thất nặng cho đường hô hấp, nhất là bệnh phổi nhiễm bụi thạch anh…
Bụi lắng có kích thước lớn hơn 10μm, thường rơi nhanh xuống đất. bụi này thường gây tác hại cho da và mắt, gây nhiễm trùng, gây dị ứng…
2.1.2 Phân loại bụi.
2.1.2.1 Theo nguồn gốc được phân ra như:
Bụi hữu cơ , bụi thực vật (gỗ, bông ), bụi động vật (lông, len, tóc…),bụi nhân tạo ( nhựa hóa học, cao su,…), bụi vô cơ như bụi khoáng chất ( thạch anh), bụi kim loại ( sắt, nhôm , đồng, chì,…)
2.1.2.2 Theo kích thước: bụi lớn hơn 10μm là bụi thực sự, bụi từ 0,1 – 10μm như xương mù, dưới 0,1μm như bụi khói. từ 0,1 – 10μm như xương mù, dưới 0,1μm như bụi khói.
2.1.2.3 Theo tác hại của bụi phân ra.
- Bụi gây nhiễm độc chung ( chì, thủy ngân, benzen )
- Bụi gây dị ứng viêm mũi, hen, nổi ban,… ( bụi bông gai,phân hóa học, một số tinh dầu gỗ,..).
- Bụi gây nhiễm trùng ( lông ,len, tóc,..).
- Bụi gây xơ hóa phổi ( thạch anh, bụi amiăng,…) - Bụi gây ra những tác hại về mặt kỹ thuật như:
Bám vào máy móc thiết bị làm cho máy móc thiết bị chóng mòn.
Bám vào các ổ trục làm tăng ma sát.
Bám vào các mạch động cơ điện gây hiện tượng đoãn mạch và có thể làm cháy động cơ điện.
2.1.3.1 Độ phân tán:
Là trạng thái của bụi trong không khí phụ thuộc vào trọng lượng hạt bụi và sức cản của không khí. Hạt bụi càng lớn càng dể rơi tự do, hạt càng mịn rơi chậm và hạt nhỏ hơn 0,1μm thì chuyển động trong không khí. Những hạt bụi mịn gây hại cho phổi nhiều hơn.
2.1.3.2 Sự nhiễm điện của bụi:
Dưới tác của một điện trường mạnh các hạt bụi bị nhiễm điện và sẽ bị cực của điện trường hút với vận tốc khác nhau tùy thuộc kích thước của hạt bụi. tính chất này của bụi được ứng dụng để lọc bụi bằng điện.
2.1.3.3 Tính cháy nổ của bụi:
Các hạt bụi càng nhỏ mịn diện tích tiếp xúc với oxy càng lớn, hoạt tính hóa học càng mạnh, dễ bốc cháy trong không khí.
Ví dụ: bột sắt, bột cacbon, bột côban, bông vải có thể tự bốc cháy trong không khí (Nếu có mồi lữa như tia lữa điện, các loại đèn không có bảo vệ lại càng nguy hiểm hơn)
2.1.3.4 Tính lắng trầm nhiệt của bụi: