CÁC DẠNG BÀI TẬP

Một phần của tài liệu Lý thuyết và bài tập toán lớp 4 (Trang 52 - 54)

Dạng 1: Ôn tập dãy số tự nhiên. Viết số tự nhiên trong hệ thập phân. So sánh và xếp các số tự nhiên.

Phương pháp:

- Tìm số liền trước và liền sau của một số

+ Để tìm số liền trước của một số tự nhiên khác 0, ta lấy số đó trừ đi 1. + Để tìm số liền sau của một số tự nhiên khác 0, ta lấy số đó cộng thêm 1. + Hai số chẵn (hoặc hai số lẻ) kề nhau, hơn kém nhau 2 đơn vị.

- So sánh hai số tự nhiên có nhiều chữ số

+ Trong hai số, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có chữ số ít hơn thì số đó bé hơn.

+ Hai số có cùng chữ số thì ta so sánh các chữ số ở cùng hàng với nhau từ trái sang phải.

1A. Đọc số rồi nêu giá trị của chữ số 1 trong mỗi số sau:

a) 7 154 002 b) 58 625 123 c) 20 214 556

1B. Đúng ghi Đ, Sai ghi S vào ô vuông

a) Số liền trước của số 35 224 là số 35 225 b) Số liền sau của số 200 368 là số 200 369

d) Số lẻ liền sau số 256 237 là 256 239

2A. Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ trống:

a) 558 602 ... 558 620 b) 235 306 ... 235 299

2B. Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần:

256 883; 265 388; 256 900; 257 256; 567 002

Dạng 2. Giá trị của một biểu thức

Phương pháp:

Khi thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức có chữa một chữ.

Bước 1: Thay chữ trong biểu thức bởi số đã cho.

Bước 2: Thực hiện phép tính ta được một giá trị của biểu thức.

3A. Tính giá trị các biểu thức: a) A=2300 150− ×m với m=3

b) B=360 :m−300 :m với m=5

3B. Viết biểu thức tính chu vi của các hình sau:

a) Hình chữ nhật b) Hình vuông

Dạng 3: Bảng đơn vị đo khối lượng, thời gian.

Phương pháp giải:

Vận dụng mối quan hệ giữa các đại lượng để đổi đơn vị đo và so sánh các đại lượng.

Lớn hơn ki-lô-gam Ki-lô-gam Bé hơn Ki-lô-gam Tấn Tạ Yến kg hg dag g 1 tấn = 10 tạ = 1000 kg 1 tạ = 10 yến = 100 kg 1 yến = 10 kg 1 kg = 10 hg = 1000 g 1 hg = 10 dag = 100 g 1 dag = 10 g 1g

Bảng đơn vị đo thời gian

1 phút = 60 giây

1 giờ = 60 phút 1 ngày = 24 gi1 năm = 365 ngày ờ 1 năm nhuận có 366 ngày. 1 thế kỉ = 100 năm

4A. Viết số thích hợp vào chỗ trống

a) 2 giờ 15 phút = ... phút 3 phút 25 giây = ... giây b) 1

2 năm nhuận = ... ngày 1

6 ngày = ... giờ

4B. Điền dấu (>, <, =) vào chỗ chấm:

a) 7 tấn 12 kg ... 7809 kg d) 10 tạ + 36 kg ... 136 kg b) 1 tạ 2 yến ... 102 kg e) 105 kg × 9 ... 6 tấn 15 kg c) 8 kg 7 g ... 8007 g g) 2460 kg: 3 ... 8 tạ 60 kg

Dạng 4: Tìm số trung bình cộng

Phương pháp: Để tìm số trung bình cộng của hai hay nhiều số ta làm các bước sau:

Bước 1: Tính tổng các số.

Bước 2: Lấy tổng của các số chia cho số các số hạng, giá trị tìm được là giá trị trung bình của các số đó.

5A. Tính số trung bình cộng của các số 325; 656 và 564.

5B. Trong buổi học về kỹ năng phòng vệ bản thân, mỗi một học sinh cần trả lời được 16 câu hỏi thử thách. Trong ba bạn Lan, Thảo, Tuấn, chỉ có Lan trả lời được 16 câu, Tuấn vượt qua 14 thử thách, còn Lan vượt qua 9 thử thách. Hỏi trung bình mỗi bạn vượt qua được bao nhiêu thử thách?

Một phần của tài liệu Lý thuyết và bài tập toán lớp 4 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)