Ở Toà đại sứ Mỹ, lúc 2 giờ 30 phút ngày 31-1-1968, 17 chiến sĩ Đội biệt động số 11 do Ngô Thành Vân chỉ huy dùng xe du lịch có hoả lực B-40 yểm trợ đột nhập thẳng cổng Toà đại sứ. Biệt động dùng thuốc nổ phá thủng tường, tiến đánh vào bên trong, chiếm gần hết tầng 1 phát triển lên tầng 2 và 3 Toà đại sứ.
9 giờ sáng ngày 31-1-1968, quân Mỹ đổ được một bộ phận lực lượng Sư đoàn dù 101 xuống sân thượng Toà đại sứ. Lực lượng tăng viện của quân Giải phóng không đến được như kế hoạch hiệp đồng. Các biệt động quân Đội 11 dũng cảm chiến đấu đến người cuối cùng. Trận đánh Toà đại sứ Mỹ kết thúc, trong 17 người của đội biệt động có 16 người tử trận, chỉ còn đội trưởng Ngô Thành Vân bị thương ngất đi và bị bắt.
Việc quân Giải phóng đánh chiếm và trụ lại trong Toà đại sứ Mỹ tới hơn sáu giờ đồng hồ đã gây một tiếng vang lớn, làm chấn động nước Mỹ. Tất cả các cấp chỉ huy quân sự, ngoại giao ở Sài Gòn và cả nước Mỹ bàng hoàng, sửng sốt.
Quân giải phóng tiến công vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn Tết Mậu Thân 1968
Những vết đạn trên cửa chính của tòa Sứ quán Mĩ 1968
Lỗ hổng trên tường mà biệt động của ta tạo ra và thông qua đó để tấn công tòa Sứ quán Mĩ 1968.
Tại dinh Độc Lập, khoảng 1h30 mùng 2 Tết Mậu Thân 1968, đội biệt động số 5 do Tô Hoài Thanh (Ba Thanh) chỉ huy gồm 15 người trên ba xe tải nhỏ và hai chiếc Honda (trong đó có 1 nữ chiến sĩ 19 tuổi Vũ Minh Nghĩa) xuất phát từ hai hướng tiến thẳng vào. Xe tải đi đầu mang khối thuốc nổ gần 200 kg đã tiêu diệt ụ gác đầu tiên rồi nhanh chóng phóng đến cổng sau dinh Độc Lập để một người lao vào đặt khối thuốc nổ phá cổng nhưng không nổ. 5 chiến sĩ trèo qua tường rào, tấn công vào trong dinh. Bên ngoài, 3 xe của quân Mỹ chạy đến tiếp viện bị đội biệt động tiêu diệt. Gần sáng, không thấy quân chi viện, 8 người còn lại rút vào một cao ốc đang xây dở cạnh đó tiếp tục cố thủ, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của quân đội Mỹ nhưng mất thêm một người. Gần sáng mùng 3 Tết, lợi dụng những lỗ hổng trên tường do đạn bắn, 7 người dìu nhau thoát ra đường Thủ Khoa Huân. Đến sáng tổ bị bao vây, còn quả lựu đạn cuối cùng rút chốt nhưng không nổ, 7 người bị bắt
Tại Bộ Tư lệnh Hải quân, 16 chiến sĩ Đội biệt động số 3 (Cụm 1) do Trần Văn Lém (Bảy Lốp) chỉ huy dùng hai xe du lịch đưa lực lượng đến trước mục tiêu lúc 2 giờ 50 phút ngày 31-1-1968. Sau khi diệt hai lính gác ở đầu cầu Cửu Long, biệt động đánh bộc phá mở cửa và đột nhập vào bên trong, nhưng bị hoả lực ngăn chặn mạnh, không phát triển được.
Huế là một trong ba chiến trường chính và là một trong ba trọng điểm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Đây là thành phố lớn thứ ba của miền Nam (sau Sài Gòn và Đà Nẵng). Lực lượng Mỹ và Việt Nam Cộng hòa ở đây khá mạnh, toàn mặt trận Huế có khoảng 25.000 đến 30.000 quân (nòng cốt là Sư đoàn 1 bộ binh).
2 giờ 33 phút ngày 30-1-1968, pháo binh Quân giải phóng đồng loạt bắn phá các mục tiêu địch ở khu Tam giác, khu Phan Sào Nam, Phú Bài, Động Toàn, Đông Ba, mở đầu cho tổng tiến công vào Nội đô Huế. Sau loạt pháo mở màn, lực lượng quân Giải phóng trên hai hướng cùng lúc đánh vào 40 mục tiêu trong và ngoại thành Huế.
Đại đội 1 (Tiểu đoàn 12 đặc công) và Đại đội 2 (Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6) đánh vào Mang Cá. Trong lúc đánh Mang Cá thì Đại đội 2 (Tiểu đoàn 12 đặc công) phối hợp với Đại đội 1 (Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6) đánh chiếm sân bay Tây Lộc.
Đến 5 giờ sáng ngày 30 – 1- 1968 quân Giải phóng chiếm toàn bộ khu Đại Nội, diệt một đại đội thám báo và 130 cảnh sát. 8 giờ sáng, lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên trên cột cờ báo hiệu đã làm chủ trung tâm thành phố Huế. Đến ngày 1- 2, phần lớn Huế với 90% dân chúng đã nằm trong tay lực lượng quân Giải phóng
Sau những thất bại ban đầu, Mỹ bắt đầu huy động lực lượng phản kích dữ dội. Ngày 22-2-1968, Khu ủy Trị - Thiên và chỉ huy mặt trận Huế quyết định rút toàn bộ lực lượng ra ngoài thành phố.
Quân Mĩ rút chạy qua cầu Tràng Tiền (Huế)
Quân Mỹ bên ngoài tường thành Huế dịp Tết Mậu Thân 1968.
Lược đồ Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
Cùng với cuộc tiến công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công đồng loạt ở hầu khắp các thành phố, thị xã miền Nam như: Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng...
CHIẾN SỰ ĐỢT 2 2
Do phía Hoa Kỳ trì hoãn đàm phán Hội nghị Paris, mặt trận ngoại giao năm 1968-1972 quá lâu, nên Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam buộc phải tiến hành đợt tấn công thứ 2Ngày 24-4-1968, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp phân tích, đánh giá tình hình và kết quả cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, quyết định tổng tiến công và nổi dậy đợt 2.
Ngày 4.5.68, một chất nổ được mang trên xe taxi gồm 60 ký TNT, nổ lúc 13 giờ trưa khiến 3 người chết chừng 30 người bị thương và làm sụp một căn nhà gần Đài Truyền hình Sài Gòn, cơ quan tuyên truyền chủ chốt của Mỹ và chính phủ Sài Gòn. Vụ nổ này được xem là một hiệu lệnh của quân Giải phóng phát động cho các lực lượng chủ lực mở cuộc tấn công vào Sài Gòn vào ngày hôm sau.
Đúng 0 giờ 30 phút ngày 5-5-1968, cuộc tổng tiến công và nổi dậy đợt 2 trên toàn Miền đã nổ ra. Trong tuần lễ đầu tổng tiến công và nổi dậy (từ ngày 5 đến 12-5), quân Giải phóng đánh trúng 89 thành phố, thị xã, thị trấn, quận lỵ căn cứ địch từ Trị - Thiên đến Cà Mau, từ đồng bằng ven biển đến Tây Nguyên.
Mục tiêu của đợt 3 Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 vẫn được Bộ Chính trị xác định: chiến trường Sài Gòn, Gia Định và miền Đông Nam Bộ, Khu V là hướng phối hợp, trọng điểm là Quảng Đà. Thời gian nổ súng được ấn định vào ngày 17-8, kết thúc vào ngày 28-9-1968.
CHIẾN SỰ ĐỢT 3
Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị và Trung ương Cục miền Nam, mặc dù yếu tố bí mật, bất ngờ không còn, song lực lượng pháo binh, đặc công, biệt động đã phối hợp đồng loạt tiến công trên 27 thành phố và thị xã, hơn 100 thị trấn, quận lỵ, chi khu quân sự, 47 sân bay các loại, 3 tổng kho hàng hoá quân sự 6 bộ tư lệnh cấp sư đoàn của Mỹ và Sài Gòn.
Ngày 17-8-1968, chiến dịch chính thức mở màn. Đêm 17, Trung đoàn 3 thuộc Sư đoàn 9 bất ngờ tập kích cụm cứ điểm Trà Phí. Ngày 19-8, Trung đoàn diệt một tiểu đoàn bộ binh cơ giới và phá 57 xe bọc thép Mỹ.
Đêm 21-8, cùng lúc Trung đoàn 3 (Sư đoàn 9) tập kích căn cứ Mỹ tại Trà Phí lần thứ hai. Trung đoàn 5 (Sư đoàn 5) tập kích cụm cứ điểm Chà Là lần thứ nhất.Đêm 22 rạng ngày 23-8, Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 33, Sư đoàn 5) tập kích cụm xe quân sự Mỹ ở suối Ông Hùng. Ngày 2-8, Trung đoàn 88 (thiếu một tiểu đoàn) tổ chức phục kích trên đường 22 .Đêm 31-8, quân Giải phóng quyết định kết thúc bước 1 chiến dịch trên cả hai hướng.
Ngày 12-9, Trung đoàn 2 (Sư đoàn 9) tập kích cụm quân Mỹ tại Lâm Vồ lần thứ hai. Tại thị xã Tây Ninh, ngay từ đêm 10-9, các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh, các đội biệt động, đặc công, trinh sát Miền và Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 2) đã đồng loạt nổ súng tiến công tiêu diệt một số mục tiêu quan trọng trong nội và ngoại thị
Sau gần 20 ngày liên tục giữ thế chủ động bằng các chiến thuật: phục kích, tập kích, đánh bồi, đánh nhồi vào các cụm quân, tiêu hao, tiêu diệt được một bộ phận quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ, hoàn thành cơ bản các mục tiêu chiến dịch đặt ra, ngày 28-9-1968, quân Giải phóng đã chủ động kết thúc đợt 2, cũng là kết thúc toàn bộ chiến dịch.
Trong 3 đợt của cuộc tấn công, quân Giải phóng đã gây cho quân Mỹ và đồng minh những thiệt hại lớn. Theo các thông cáo chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thì trong cả năm 1968 họ đã loại ra khỏi vòng chiến 630.000 quân đối phương cả Mỹ - Việt Nam Cộng hòa lẫn đồng minh, 13.000 xe cơ giới, 1.000 tàu chiến, 700 kho đạn, 15.000 đồn bót; trong đó riêng 2 tháng đợt 1 đã tiêu diệt được 147.000 quân đối phương.
5/ KẾT QUẢ
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một đòn giáng mạnh vào chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ, buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược “chiến tranh cục bộ” bằng chiến lược “Phi Mỹ hoá chiến tranh” rồi “Việt Nam hoá chiến tranh”. Tổng thống Mỹ Giôn-xơn tưởng rằng, với chiến lược “chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa hơn 50 vạn quân viễn chinh Mỹ vào trực tiếp chiến đấu với
Quân giải phóng miền Nam, Mỹ có thể cứu vãn chế độ ngụy quyền Sài Gòn đang trên đà sụp đổ, làm thay đổi cục diện chiến trường sau thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Thế nhưng, toàn bộ những cố gắng của “Nhà Trắng” trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” đã bị phá sản do quân và dân miền Nam anh dũng chiến đấu, mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Đêm 30 rạng ngày 31/1/1968 - đêm Giao thừa Tết Mậu Thân, quân dân miền Nam đồng loạt Tổng tiến công đánh vào 4 thành phố lớn, 37 thị xã, hàng trăm thị trấn, 04 bộ tư lệnh quân đoàn, hầu hết các bộ tư lệnh sư đoàn, 30 sân bay và gần 100 cơ sở hậu cần-kỹ thuật của My-ngụy. Trong đó có những trận gây chấn động lớn trong giới cầm quyền Mỹ và có tiếng vang mạnh mẽ trên thế giới như: Trận đánh vào tòa Đại sứ Mỹ, Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu ngụy, Đài phát thanh ở Sài Gòn và 25 ngày đêm làm chủ thành phố Huế… Đòn tiến công Mậu Thân 1968 đã gây kinh hoàng cho cả nước Mỹ. Trên hầu hết các bang của Mỹ rộ lên những cuộc biểu tình chống chiến tranh, đặc biệt là của giới sinh viên, học sinh. Nhiều người trong chính giới Mỹ đòi xét lại chính sách của Mỹ đối với cuộc chiến này. Trong nội bộ các cố vấn thân cận của Tổng thống Mỹ gây ra sự chia rẽ gay gắt. Ngày 31/3/1968, Tổng thống Giôn- xơn thông báo quyết định đơn phương ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pa-ris và tuyên bố không ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ hai.
Đánh giá về giá trị lịch sử, ý nghĩa thời đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đó là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn và sức mạnh của toàn dân đoàn kết quyết chiến, quyết thắng giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.
6/ Ý NGHĨA:
Bộ Chính trị đánh giá: Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng tạo ra bước ngoặt quyết định của cuộc chiến tranh, đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ, buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược phòng ngự trên toàn chiến trường, phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Paris, chấm dứt ném bom không điều kiện, chủ trương “phi Mỹ hoá chiến tranh”, mở đầu thời kỳ xuống thang chiến tranh.
Làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Đây là điều kiện quan trọng buộc Mĩ phải đến Hội nghị Pari để bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Không chỉ có ý nghĩa lịch sử lớn lao, Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968 còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, hun đúc thêm tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, hoàn thành tâm nguyện của chủ tịch Hồ Chí Minh: “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.