Quy định củapháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật hình sự việt nam (Trang 76 - 103)

3.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ hữu trí tuệ

Pháp luật Việt Nam đã có những biến đổi không ngừng theo thời gian và có được những thành tựu nhất định. Qua các thời kỳ lịch sử, mặc dù ở mỗi thời kỳ pháp luật có nội dung, đối tượng, phạm vi và phương pháp điều chỉnh khác nhau nhưng đã phản ánh được tính kế thừa, tiến bộ của phần lớn pháp luật giai đoạn sau so với giai đoạn trước.

Lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm SHTT nhìn chung có thể chia thành các giai đoạn cơ bản là: Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi BLHS đầu tiên năm 1985 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành; giai đoạn BLHS năm 1985 được ban hành cho đến trước khi BLHS năm 1999 được ban hành; giai đoạn từ khi BLHS năm 1999 được ban hành đến trước khi BLHS năm 2015 được ban hành và giai đoạn từ khi BLHS năm 2015 được ban hành đến nay.

3.1.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985

Sự thành công của Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã mở ra thời kỳ phát triển lịch sử mới cho dân tộc Việt Nam. Nước việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ vừa ra đời, phải đối phó với cả thù trong lẫn giặc ngoài. Một số văn bản pháp lý hình sự quy định về tội phạm và hình phạt cũng đã được ban hành nhưng tập trung giải quyết những nhiệm vụ cách mạng lúc bấy giờ, do đó, chưa xuất hiện các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm SHTT.

Sau chiến thắng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, bước vào công

cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương lớn và vững chắc cho miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng cũng tiếp tục được sửa đổi, bổ sung đáp ứng tình hình mới. Đặc biệt trong số các quy định về nhóm các tội xâm phạm chính sách quản lý thị trường, đã xuất hiện quy định về tội vi phạm thể lệ dùng nhãn hiệu thương phẩm, cụ thể trong Nghị định số 175 –TTg ngày 3/4/1958 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thể lệ dùng nhãn hiệu thương phẩm, Điều 12 có nêu rõ: “Những người vi phạm Điều 2, 3, 4, 5, 8, và 11 của Nghị định này, hoặc giả mạo nhãn hiệu thương phẩm của người khác đã đăng ký, tàng trữ, lưu hành thương phẩm mang nhãn hiệu giả mạo sẽ bị Ủy ban hành chính tỉnh hoặc thành phố cảnh cáo, thu hồi có thời hạn hoặc vĩnh viễn giấy phép đăng ký kinh doanh công thương nghiệp và giấy đăng ký nhãn hiệu, trường hợp phạm pháp nặng sẽ bị truy tố trước Tòa

án‖... Mặc dù còn đơn giản và manh mún, tuy nhiên, quy định này cho thấy, đã bắt

đầu có những hành vi xâm phạm SHTT được hình sự hóa. Tuy nhiên, cần nhận định rằng quy định trên chưa cho thấy rõ bản chất bảo vệ quan hệ SHTT mà tập trung vào vấn đề bảo đảm trật tự quản lý thị trường.

Sự kiện đại thắng mùa xuân 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, non sông thu về một mối. Đất nước ta bước sang một thời kỳ cách mạng mới, gắn liền xây dựng với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Một trong những phương hướng cho cách mạng Việt Nam giai đoạn này đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã vạch đó là tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng là cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học – kỹ thuật, cách mạng tư tưởng – văn hóa, trong đó, cách mạng khoa học – kỹ thuật là then chốt. Với tinh thần đó, Nhà nước ta đã có những quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của khoa học – kỹ thuật. Bởi vậy, các văn bản pháp luật quy định về bảo hộ SHTT trong giai đoạn này lần lượt được ban hành như Nghị định số 31/CP của Chính phủ ngày 23/01/1981 về Điều lệ sáng kiến cải tiến kỹ thuật – hợp lý hóa sản xuất và sáng chế để bảo hộ sáng chế, Nghị định số 197/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 14/12/1982 về Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa… Tuy nhiên, ở góc độ pháp luật hình sự, giai đoạn này chưa có quy định rõ ràng, độc lập về các tội xâm phạm SHTT nhưng một số quy định tội phạm có liên quan với hành vi xâm phạm SHTT đã được ban hành như quy định tại Điều

5Pháp lệnh số 7 – LCT/HĐNN7 ngày 30/6/1982 của Hội đồng Nhà nước trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép về Tội làm hàng giả hoặc

buôn bán hàng giả, hướng tới ngăn chặn các hành vi vi phạm chính sách quản lý thị

trường, qua đó đẩy mạnh sản xuất, ổn định vật giá và bảo đảm đời sống nhân dân, vấn đề bảo vệ quan hệ SHTT bằng biện pháp hình sự vẫn còn rất mờ nhạt trong giai đoạn này.

3.1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999

Cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, hệ thống pháp luật việt Nam nhìn chung đã có một bước tiến mới trong việc pháp điển hóa một cách toàn diện các quy phạm pháp luật trong nhiều lĩnh vực bằng các Bộ luật, Luật, Pháp lệnh… Liên quan đến bảo vệ quyền SHTT bằng biện pháp hình sự có thể kể đến sự ra đời của BLHS năm 1985 - BLHS đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

BLHS 1985 ra đời đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp, đóng vai trò là công cụ pháp lý hữu hiệu và sắc bén góp phần bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, duy trì trật tự pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm nói chung cũng như các tội xâm phạm SHTT nói riêng.

Ngay từ lần pháp điển hóa đầu tiên này, hành vi xâm phạm quyền SHTT đã được quy định là tội phạm, cụ thể Điều 126 quy định về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền sáng chế, phát minh như sau: ―Người nào chiếm đoạt hoặc có hành vi khác xâm phạm quyền tác giả đối với các tác phẩm khoa học, văn hoá, nghệ thuật hoặc đối với các sáng kiến cải tiến kỹ thuật và hợp lý hoá sản xuất, sáng chế, phát minh, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền đến một trăm nghìn đồng (100.000 đồng), cải

tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm.‖ Quy

định thể hiện rõ quan điểm trong chính sách pháp luật hình sự của nhà nước về bảo vệ chủ sở hữu quyền tác giả, quyền sáng chế, phát minh; tạo ra môi trường lành mạnh, thuận lợi để phát triển sáng tạo của con người trong giai đoạn mới của đất nước. Tuy nhiên, tính nghiêm khắc thể hiện qua loại và mức chế tài còn thấp (mức cao nhất là tù có thời hạn đến một năm).

Bên cạnh đó, BLHS năm 1985 còn quy định về Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả tại Điều 1677. Sở dĩ, tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả được đề cập đến trong phạm vi nghiên cứu về các tội xâm phạm SHTT là bởi pháp luật hình sự giai đoạn này chưa có sự tách bạch giữa hành vi xâm phạm SHCN và tội phạm về hàng giả. Khái niệm “hàng giả”8 được quy định trong Điều 167 BLHS được giải thích trong Nghị định số 140 – HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả. Theo đó, hàng giả được hiểu bao gồm: hàng giả nhãn sản phẩm, hàng giả nhãn hiệu, hàng giả về tiêu chuẩn/chất lượng/giá trị sử dụng.9

Với quy định này, hành vi xâm phạm đến quyền SHCN dưới dạng làm ra, buôn bán các hàng giả về nhãn hiệu, có thể bị xử lý theo Điều 167 BLHS năm 1985. TNHS được quy định đối với người phạm tội theo Điều 167 nói chung có mức cao nhất là tử hình (đối với những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng), cho thấy chính sách pháp luật hình sự rất cứng rắn với đường lối xử lý nghiêm trị.

Theo quy định này, hành vi xâm phạm đến quyền SHCN dưới dạng làm ra, buôn bán các hàng giả về nhãn hiệu có thể bị xử lý mức cao nhất là tử hình. Mặc dù về hình thức, việc quy định hình phạt nghiêm khắc là cần thiết nhưng chính sự không tách bạch tội danh giữa tội xâm phạm SHCN và tội phạm hàng giả khác dẫn tình trạng những hành vi xâm phạm có tính chất nguy hiểm khác biệt nhau nhưng

7

Điều 167 BLHS 1985 quy định:

―1- Người nào làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm: a) Hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh;

b) Có tổ chức;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa Nhà nước, tổ chức xã hội; d) Hàng giả có số lượng lớn; thu lợi bất chính lớn;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.‖

8 Theo đó, hàng giả là những sản phẩm, hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường; hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó (Điều 3 Nghị định số 140)

9Điều 4 Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 liệt kê các loại hàng giả: ―1) Sản phẩm có nhãn giả mạo; 2) Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký, bảo hộ; 3) Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn không đúng với nhãn sản phẩm đã đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng; 4) Sản phẩm hàng hóa ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam khi chưa được cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam; 5) Sản phẩm, hàng hóa đã đăng ký hoặc chưa đăng ký chất lượng với cơ quan Tiêu chuẩn đo lượng chất lượng mà có mức chất lượng thấp hơn mức tối thiểu cho phép; 6) Sản phẩm, hàng hóa có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất, tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó‖.

lại quy định chung mức xử lý. Đây cũng là một vấn đề đặt ra với việc cụ thể hóa nguyên tắc phân hóa TNHS.

3.1.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015

Đây là giai đoạn phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, việc hội nhập quốc tế được mở rộng hơn. Đặc biệt với sự ra đời của WTO (1995), hệ thống pháp luật Việt Nam trong đó có BLHS năm 1985 – sau 15 năm ban hành đã có quá trình thực thi và bộc lộ những bất cập so với tình hình hiện tại.

Sự ra đời của các văn bản pháp luật chuyên ngành SHTT thời kỳ những năm 80 đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX (và sau khi BLHS năm 1985 được ban hành) đã khẳng định rõ hai nhánh cơ bản của quyền SHTT là quyền tác giả và quyền SHCN [96, tr.35]. Điều này đòi hỏi, phải có sự thay đổi tương ứng trong pháp luật hình sự ở giai đoạn mới, cụ thể là: BLHS năm 1985 không có quy định tội danh độc lập đối với hành vi xâm phạm quyền SHCN và BLHS năm 1999 đã khắc phục được hạn chế này. Không chỉ vậy, sự phân tách này còn thể hiện đường lối phân hóa TNHS đối với các tội xâm phạm SHTT một cách rõ ràng hơn so với giai đoạn trước (khi hành vi xâm phạm SHCN còn được quy định cùng các tôi phạm về hàng giả).

Mặt khác, trong thực thi pháp luật chuyên ngành đến điều chỉnh quan hệ SHTT, việc tiến hành các thủ tục cấp phát văn bản bảo hộ quyền SHCN xuất hiện những hành vi thực tế gây thiệt hại đáng kể cho xã hội. Vì vậy, BLHS năm 1999 đã bổ sung quy định mới về Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN.

Thời kỳ này, các quy định của BLHS năm 1985 được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế bao cấp ít nhiều không còn phù hợp nữa. Thêm vào đó mặt trái của sự phát triển kéo theo sự gia tăng của các loại hình tội phạm mới và biến đổi nguy hiểm cho xã hội theo hướng đa dạng và nguy hại hơn, đòi hỏi pháp luật hình sự cũng phải thay đổi để phù hợp.

BLHS năm 1999 đã có nhiều sự thay đổi tập trung vào điều chỉnh các dấu hiệu pháp lý và mức độ xử lý tội phạm. Các tội trong lĩnh vực SHTT của BLHS năm 1999

bao gồm: Tội xâm phạm quyền tác giả (Điều 131); Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN (điều 170); Tội xâm phạm quyền SHCN (Điều 171).

So sánh với quy định các tội xâm phạm SHTT trong BLHS năm 1985 cho thấy rõ sự tiến bộ của BLHS năm 1999. Việc mô tả các dấu hiệu pháp lý đã cụ thể hơn.10Sự chi tiết hóa trong mô tả dấu hiệu pháp lý của tội phạm thể hiện trước hết ở hành vi khách quan của tội phạm. Điều 126 BLHS năm 1985 chỉ quy định hành vi khách quan là hành vi “chiếm đoạt hoặc có hành vi khác xâm phạm quyền tác giả‖thì Điều 131 BLHS năm 1999 đã liệt kê những hành vi này cụ thể hơn: chiếm đoạt, mạo danh tác giả…, sửa đổi bất hợp pháp nội dung của tác phẩm…, công bố hoặc phổ biến bất hợp pháp tác phẩm… CTTP cơ bản cũng bổ sung thêm dấu hiệu

gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính … hoặc đã bị kết án,

chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”, giúp phân định ranh giới giữa vi phạm

hành chính và tội phạm trong lĩnh vực vi phạm bản quyền.

Không chỉ đối với hành vi xâm phạm SHCN, đường lối xử lý tội các tội xâm phạm SHTT nói chung cũng đã có sự thay đổi theo hướng phân hóa và nghiêm khắc hơn, chẳng hạn: Tội xâm phạm quyền tác giả quy định một khung hình phạt duy nhất “phạt cảnh cáo, phạt tiền đến một trăm nghìn đồng (100.000 đồng), cải tạo

không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm” tại Điều

126 BLHS năm 1985 nhưng Điều 131 BLHS năm 1999 đã quy định thành hai khung hình phạt chính bao gồm khung hình phạt cơ bản tại khoản 1 (phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm), khung hình phạt tăng nặng tại khoản 2 (phạt tù từ sáu tháng đến ba năm); và một

10

Ví dụ: Tội xâm phạm quyền tác giả (Điều 131 BLHS năm 1999) quy định:

―1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm:

a) Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật hình sự việt nam (Trang 76 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)