Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi vận động xoắn và chỉ số chức năng thất trái bằng siêu âm tim đánh dấu mô ở bệnh nhân suy tim mạn tính (Trang 49 - 51)

Hiện nay, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào sử dụng siêu âm đánh dấu mô 3D trong đánh giá biến dạng cơ tim ở người khỏe mạnh hay người mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, đã có một số tác giả sử dụng siêu âm đánh dấu mô 2D trong đánh giá biến dạng cơ tim:

- Nguyễn Thị Thu Hoài và cộng sự (2018) sử dụng siêu âm STE 2D đánh giá sức căng trục dọc GLS ở 67 bệnh nhân suy tim EF < 40%. Các tác giả thấy GLS với điểm cắt -7,2% có giá trị tiên lượng độc lập cho tử vong và tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim mạn tính có EF < 40%, tốt hơn phân số tống máu EF, đường kính cuối tâm trương thất trái, đường kính nhĩ trái, nồng độ NT- ProBNP, nồng độ Troponin T lúc nhập viện [71].

- Nguyễn Thị Thu Hoài và cộng sự (2014) nghiên cứu trên 91 bệnh nhân hội chứng vành cấp không ST chênh lên có phân số tống máu bảo tồn đã chỉ ra sức căng dọc toàn bộ (GLS) thất trái giảm ở những vùng tưới máu động mạch vành tắc hẹp và GLS có giá trị dự báo tắc động mạch vành, phân tầng nguy cơ để can thiệp tái tưới máu cấp cứu [72].

34

dạng cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành cho thấy sức căng cơ tim có tương quan chặt với phân số tống máu thất trái (r = -0,61, p < 0,01), tương quan vừa với chỉ số vận động vùng (r= 0,41, p < 0,05). Sức căng cơ tim có tương quan chặt chẽ với kích thước vùng cơ tim có rối loạn vận động thành (r= 0,55, p< 0,05) [73].

- Nguyễn Thị Diễm (2017) sử dụng siêu âm đánh dấu mô 2D để đánh giá các chỉ số sức căng và vận động xoắn cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp. Kết quả cho thấy 94,7% giảm sức căng trục dọc (GLS), 64,9% giảm sức căng chu vi, 31,8% giảm sức căng chiều bán kính, góc xoắn thất trái không thay đổi so với người bình thường [74].

Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu thấy sử dụng siêu âm đánh dấu mô 2D cho thấy các thông số vận động xoắn và sức căng thất trái rất có giá trị trong đánh giá chức năng thất trái và dự báo nguy cơ tim mạch tốt hơn phân số tống máu ở bệnh nhân suy tim, nhưng các nghiên cứu sử dụng siêu âm đánh dấu mô 3D để đánh giá các thông số vận động xoắn và sức căng thất trái ở nhóm suy tim vẫn còn hạn chế. Đặc biệt ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào sử dụng siêu âm đánh dấu mô 3D để đánh giá các thông số vận động xoắn và sức căng ở các nhóm đối tượng suy tim hoặc chưa có suy tim.

35

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi vận động xoắn và chỉ số chức năng thất trái bằng siêu âm tim đánh dấu mô ở bệnh nhân suy tim mạn tính (Trang 49 - 51)