Hình thức thâm nhập thị trường Campuchia của Viettel.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hấp dẫn quốc gia về nguồn lực, khuyến khích đầu tư và rủi ro quốc gia của campuchia phân tích chiến lược mở rộng thị trường toàn cầu của tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 25 - 31)

c, Chiến lược phát triển

3.4. Hình thức thâm nhập thị trường Campuchia của Viettel.

Viettel sử dụng phương thức thâm nhập thị trường Campuchia là Đầu tư trực tiếp 100% vốn.

Triết lý: Mạng Metfone là mạng của người Campuchia xuất phát đầu tiên từ sự nhận thức của ban lãnh đạo Tổng công ty khi đầu tư sang thị trường này. Khi đến một quốc gia nào ta cũng phải "nhập gia tùy tục". Ngoài ra, khi xây dựng

mạng Metfone thì lực lượng chính để xây dựng mạng này là người dân Campuchia, được xây dựng trên đất nước Campuchia. Khi Viettel cung cấp dịch vụ thì chính những người Campuchia được hưởng. Sang nước bạn, ta phải tuân thủ theo đúng luật pháp Campuchia, theo văn hóa, phong tục tập quán của Campuchia. Nếu không xác định được Metfone là mạng của người Campuchia, phục vụ người dân Campuchia thì sẽ không phát triển được.

Tháng 6/2006, Viettel được Bộ Kế hoạch và Ðầu tư cấp giấy phép đầu tư thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại VoIP (điện thoại qua giao thức internet) tại Campuchia và trở thành DN viễn thông đầu tiên của Việt Nam đầu tư cung cấp dịch vụ viễn thông ở nước ngoài. Theo đó, Viettel được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam tại Campuchia, để thiết lập và khai thác mạng viễn thông sử dụng công nghệ VoIP, cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài trong phạm vi thị trường Campuchia và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

Tháng 8/2006, Viettel chính thức cung cấp dịch vụ VoIP và đã chiếm tới gần 20% thị phần điện thoại quốc tế tại Campuchia.

Tháng 11/2006, Viettel chính thức được Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia cho phép cung cấp và khai thác dịch vụ điện thoại di động và dịch vụ Internet trên lãnh thổ nước này. Theo đó, Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel sẽ cung cấp dịch vụ di động sử dụng công nghệ GSM, có băng tần 1800 MHz. Thời hạn của giấy phép kéo dài 30 năm, Viettel Mobile sẽ cung cấp các dịch vụ thoại, fax, truyền dữ liệu, truy nhập Internet, cuộc gọi quốc tế và dịch vụ WAP. Đầu số mà phía bạn cấp cho Viettel cũng là đầu 097 (giống một đầu số của Viettel được Bộ BCVT Việt Nam cấp thêm). Đồng thời, Bộ BCVT Campuchia cũng cấp thêm giấy phép ISP và IXP cho Viettel trong thời hạn 35 năm. IXP là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet và ISP là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.

Tháng 6/2007, Dự án xây dựng mạng di động Metfone được chính thức cấp phép triển khai.

Ngày 19/2/2009, Công ty Viettel Cambodia Pte (VTC), thuộc Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) đã khai trương mạng Metfone tại thủ đô Phnôm Pênh và 23 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố khác của Campuchia. Như vậy, cùng mạng di động Viettel trong nước, doanh nghiệp này đã có thêm một mạng di động 100% vốn Việt Nam ở nước ngoài. Chỉ sau 3 tháng cung cấp thử nghiệm, Metfone đã có 500.000 thuê bao. Lúc này mạng Metfone đã có hơn 1.000 trạm BTS và một mạng truyền dẫn cáp quang lớn nhất Campuchia với chiều dài hơn 5.000 km phủ khắp các quốc lộ, tỉnh, thành, trung tâm huyện, vươn ra cả vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Cũng trong ngày 19/2/2009 Viettel chính thức công bố tài trợ dịch vụ internet miễn phí tới các trường học ở Campuchia.

Trong năm 2009, Metfone tiếp tục được mở rộng lên 3.000 trạm BTS với 10.000 km cáp quang cùng các thiết bị đồng bộ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

Về mạng truyền dẫn cáp quang, Viettel là doanh nghiệp duy nhất có hệ thống cáp quang lớn nhất Campuchia, có mặt ở tất cả các tỉnh, huyện của Campuchia. về trạm BTS, Viettel cũng đứng đầu về số lượng. Tính đến hết năm 2008 đã có được 1000 trạm, nửa năm 2009 lên tới 2000 trạm và hết năm 2009 là 3000 trạm.

Tháng 3/2015, Metfone đã thâu tóm Beeline, thị trường viễn thông di động của Campuchia vốn bị bão hòa đang dần dần trở nên ổn định hơn với sự đóng cửa của hãng Mfone sau khi tuyên bố phá sản năm 2013 và việc sáp nhập của hãng Smart với Hello trong thương vụ trị giá 155 triệu USD vào năm 2012.

Sau 7 năm hình thành và phát triển, Metfone của Viettel đã trở thành nhà mạng hàng đầu tại Campuchia với khoảng 2000 nhân viên 20.000 k m cáp quang và 5.5 triệu khách hàng cùng với 7.000 trạm phát sóng bao phủ tới 97% chiếm tới 37% thị phần bằng việc đầu tư trực tiếp 100% vốn.

Có thể nói, với một công ty cạnh tranh về công nghệ, kỹ thuật, việc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là phương thức thâm nhập thị trường tốt nhất để giảm thiểu rủi ro do việc mất khả năng kiểm soát và giám sát công nghệ trong cạnh tranh. Hơn nữa, việc thành lập công ty con còn giúp cho Tổng công ty Viettel có thể tự chủ động hoạch định mọi chiến lược, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ở các thị trường khác nhau do đó, thực hiện lợi thế quy mô, lợi thế vị trí, tác động kinh nghiệm và hỗ trợ cạnh tranh giữa các thị trường.

Tuy nhiên việc đầu tư trực tiếp cũng tạo cho Tổng công ty Viettel những bất lợi: trước hết, đây là phương thức tốn kém nhất vì công ty phải đầu tư 100% vốn xây dựng hạ tầng, mạng lưới…, phục vụ thị trường nước ngoài. Tiếp đến, công ty mẹ phải chịu toàn bộ rủi ro của việc thành lập công ty con ở nước ngoài do sự biến động của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội.…

4. Đánh giá.

Viettel vẫn giữ vững triết lý kinh doanh của tập đoàn là “kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội”, đẩy mạnh những hoạt động xã hội như quỹ người nghèo, ủng hộ các trường học, các bệnh viện… Chính những hoạt động xã hội đó đã giúp Viettel đi sâu vào đời sống người dân Campuchia, chiếm được thiện cảm của người dân và từ đó có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Campuchia.

Viettel cũng xây dựng cho mình triết lý kinh doanh dựa trên nền tảng văn hoá doanh nghiệp theo cách làm của người lính. Đó là tính kỷ luật, chịu gian khó, giám đương đầu với thử thách với phương châm hành động là còn khó khăn là còn Viettel.

Với phương châm “nhập gia tuỳ tục”. Hiểu được văn hoá dân tộc là chiếm được thị trường: văn hóa dân tộc là giá trị nhân cách là niềm tự hào của mỗi dân tộc, là truyền thống bao đời của mỗi dân tộc, là kết tinh văn hóa của các dân tộc anh em.... Hiểu được văn hóa dân tộc, chúng ta mới hiểu được tập quán, tính cách, cách hành xử .. của người dân ở đó. Khi hiểu được, người ta sẽ không coi chúng ta là người ngoại quốc nữa, khi ấy chúng ta sẽ hòa nhập vào cuộc sống của họ, vào xã hội của họ và như vậy được hiểu là chiếm được thị trường.

Chiến lược mở rộng thị trường của Viettel là sự kết hợp tổng hoà các chiến lược chi phí thấp , chiến lược khác biệt hoá , chiến lược tập trung cho những mục đích khác nhau như cạnh tranh, phát triển và cách thức thâm nhập.

Viettel tham gia thị trường Campuchia khi tại nước này đã có 7 doanh nghiệp viễn thông. Người tiêu dùng Campuchia không đòi hỏi quá cao về kiểu dáng mẫu mã hay tích hợp nhiều công năng trong sản phẩm. Họ thường chọn lựa sản phẩm có độ tin cậy cao, độ bền và tính hữu dụng của sản phẩm tốt. Ngoài ra đa số người tiêu dùng tại thị trường Campuchia có đặc điểm là trung thành cao với sản phẩm và thương hiệu, ít thay đổi thói quen tiêu dùng. Chính vì vậy ngay từ ban đầu, khi doanh nghiệp thâm nhập thị trường này cần phải cung ứng các sản phẩm có công năng tác dụng chính thật tốt đồng thời về quy cách bao bì, mẫu mã, màu sắc, kích cỡ, kiểm dáng… cần phù hợp với thị trường.

Người tiêu dung tại Campuchia cũng thường tin cậy vào chính trải nghiệm của bản thân và của người thân, bạn bè, do vậy các sản phẩm mới thâm nhập thị trường cần phải có chất lượng tương đương hoặc cao hơn so với các sản phẩm cùng loại đã xuất hiện trước đó. Nếu chất lượng sản phẩm và tính năng tác dụng chỉ tương đương với những gì đang có trên thị trường thì chắc chắn giá bán phải thấp hơn thì mới có thể thâm nhập thành công vào thị trường Campuchia.

Xuất phát từ những điều trên, mạng Metfone và đã đạt được những thành công ngoài mong đợi.

Metfone được coi là mạng của người Campuchia lực lượng để xây dựng mạng này là người Campuchia, trên đất nước Campuchia, và người dân Campuchia được hưởng.

Metfone năm vừa qua đã có bước nhảy vọt khi tăng liền 10%, tiếp tục nằm trong Top 30 thương hiệu viễn thông giá trị trong khu vực. Cụ thể giá trị thương hiệu Metfone đã tăng từ 85 triệu USD năm 2015 lên 94 triệu USD năm 2016, gần gấp đôi so với đối thủ liền kề.

Hiện nay, Metfone đứng đầu trong số 8 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Campuchia về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và số thuê bao (chiếm 33% trong tổng số 8,58 triệu thuê bao di động ở Campuchia), đã phủ sóng tới tất cả 24 tỉnh thành của Campuchia, kể cả các điểm đảo và rừng núi xa xôi.

Sau 7 năm đầu tư ra nước ngoài , hiện Vietel đã chính thức đầu tư kinh doanh tại 7 quốc gia ở 3 châu lục. Doanh nghiệp Vietel đã trở thành doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng và mạng lưới thuê bao lớn nhất tại Lào và Campuchia. Qua việc phân tích chiến lược mở rộng thị trường toàn cầu của Tập đoàn viễn thông quân đội Vietel chúng ta có thể hiểu được tình hình hoạt động của công ty và các quyết định đã giúp cho thương hiệu Vietel lần lượt vượt qua khó khăn để trở thành thương hiệu viễn thông hàng đầu Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Chiến lược mở rộng thị trường toàn cầu với sự linh động khi sử dụng các chiến lược thâm nhập vào từng thị trường riêng đã góp phần làm cho Vietel ngày càng thành công hơn trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hấp dẫn quốc gia về nguồn lực, khuyến khích đầu tư và rủi ro quốc gia của campuchia phân tích chiến lược mở rộng thị trường toàn cầu của tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)