2.3.5.1. Bệnh care
Theo Nguyễn Như Pho (2003) [24], bệnh Care là một trong số các bệnh gây tỷ lệ chết cực cao trên chó, tác hại nặng nhất là trên hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.
*Nguyên nhân gây bệnh:
Do virus thuộc nhóm Paramyxovirus. Nó xâm nhập qua đường hô hấp, tiêu hóa và qua da. Đầu tiên khi xâm nhập vào, virus nhân lên ở các mô bạch huyết đường hô hấp trên, sau đó nhiễm vào máu và tiếp tục nhân lên ở mô
bạch huyết của các cơ quan khác. Mầm bệnh được thải ra qua dịch tiết của mắt, mũi, nước bọt, phân, nước tiểu …
* Triệu chứng chủ yếu
Bỏ ăn, sốt, tiêu chảy, phân có máu, màu phân nâu đen hoặc màu cà phê. Viêm đường hô hấp, mũi xanh, mắt có dử, kèm nhèm …
Mụn mủ xuất hiện ở các vùng da mỏng như: da bụng, háng. Lúc đầu viêm đỏ, sau đó hình thành mủ rồi vỡ ra và khô lại.
Gan bàn chân có thể tăng sinh, dầy lên, cứng và nhám.
Khi nặng lên có các triệu chứng thần kinh như miệng nhai liên tục, cứng hàm, run từng cơn hoặc 2 chân trước giật từng hồi như bơi trong không khí. Giai đoạn này thường rất khó chữa.
* Điều trị
Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Tuy nhiên có thể sử dụng phác đồ can thiệp để điều trị triệu chứng.Việc điều trị chỉ có kết quả tốt khi phát hiện bệnh sớm.
Hộ lý và chăm sóc tốt: Không cho ăn các đồ ăn có mỡ, đồ ăn tanh. Chăm sóc và giữ vệ sinh tốt.
Điều trị nguyên nhân: Tùy nguyên nhân mà sử dụng thuốc. Có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: Amoxicillin, colistin, biseptol, gentamicin…
• Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: Truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat, NaCl 0,9%, glucose 5% hoặc glucose 10% kết hợp với tiêm tĩnh mạch vitamin C.
• Dùng thuốc chống nôn: Atropinsunfat 0,1% tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch. • Cho uống thuốc làm săn se niêm mạc ruột, giảm số lần ỉa chảy: Diosmectite, tanin…
• Nếu sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt: Paracetamol, anagil C. • Cầm máu bằng vitamin K.
• Tăng sức đề kháng bằng vimekat hoặc B- comlex.
Liệu trình điều trị thường kéo dài 7 – 10 ngày. Bệnh có thể dai dẳng, chuyển biến từ thể tiêu hóa sang hô hấp rồi đi vào thần kinh.
2.3.5.2. Bệnh co giật do thiếu canxi sau đẻ - Sốt sữa
Theo Cù Xuân Dần và cs (1975) [7], sốt giật can xi rất hay xảy ra với chómẹ sau đẻ từ 15 ngày trở ra, cũng có trường hợp bị chỉ vài ngày sau khi sinh nồng độ canxi máu trung bình của chó từ 8,4-11,2 mg/ml. Do đột xuất do chó con bú quá mức, hệ thống tiết sữa cơ thể chó mẹ phải tăng tốc quá tải, lượng canxi trong máu bị mất cân bằng đột ngột dưới 8,0 mg/ml máu. Bệnh xảy ra nhanh, các biện pháp bổ sung canxi trong kỳ tiết sữa cho chó mẹ đều không hiệu quả phòng bệnh.
*Nguyên nhân và triệu chứng bệnh:
Việc chó con bú rút lượng sữa quá lớn tại một thời điểm làm cho nồng độ canxi huyết tụt dưới 8,0 mg/ml gây ra mất cân bằng canxi (tụt canxi ), rối loạn hoạt động thần kinh trung ương, trung khu điều hòa thân nhiệt và hệ hô hấp, tuần hoàn và vận động.
Bệnh diễn biến cấp tính, chó mẹ sốt cao trên 41oC, co giật, thở gấp, hoảng loạn thần kinh, toàn thân co cứng, run rẩy, loạng choạng đổ ngã. Tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh sốt giật canxi thường gặp ở những chó mẹ sữa tốt, rất ham và quấn con, khéo chăm con, nuôi nhiều con và đàn con rất mập hoặc đàn con quá lớn (trên 2 tháng tuổi) vẫn để bú mẹ. Tổng trọng lượng chó con lớn hơn 30% trọng lượng chó mẹ, có trường hợp còn nặng hơn cả chó mẹ. Vì thế trong đàn chó nuôi tự nhiên, để tự bảo vệ mình, chó mẹ thường phải "chạy trốn" chó con bằng cách nhảy lên chỗ cao, chó con không bú được.
- Bệnh carre: Phải có thời gian ủ bệnh, bệnh diễn biến chậm, không sốt cao, có lây lan sang chó khác ở mọi lứa tuổi.
- Bệnh uốn ván: Phải có vết thương, người cứng như gỗ, hàm cứng. - Bệnh dại: Sợ ánh sáng, phải có vết cắn của động vật mắc dại, chạy nhảy lung tung, người mềm, khó thở, tấn công người và súc vật khác...
*Điều trị:
Hạ nhiệt gấp bằng tắm nước hoặc chườm nước lạnh.
Truyền tĩnh mạch canxin chloride kết hợp truyền trợ sức, trợ lực B-complex Có thể truyền dung dịch đường glucose 5-10% , hoặc dung dịch truyền lactated ringer (nước biển)vào tĩnh mạch.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng
- Chó đến khám và chữa bệnh tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An, thành phố Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Phòng mạch Thú y Vi Hoàng An, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.
- Thời gian: từ 14/12/2021 đến 2/6/2021.
3.3. Nội dung thực hiện
- Thực hiện các biện pháp phòng trị bệnh cho chó đến khám, chữa bệnh tại phòng mạch.
- Xác định tỷ lệ chó mắc các bệnh về da tại phòng mạch.
- Xác định tỷ lệ chó mắc bệnh về đường tiêu hoá tại phòng mạch. - Tình hình mắc bệnh của chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch. - Chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An.
3.4. Các nội dung và phương pháp thực hiện
3.4.1. Các nội dung theo dõi
- Biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho chó. - Tình hình tiêm phòng vắc-xin cho chó đến tại phòng mạch.
- Tình hình mắc bệnh ngoài da, bệnh đường tiêu hoá của chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch.
- Tình hình chẩn đoán và điều trị bệnh ngoài da, bệnh đường tiêu hóa, siêu âm ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch.
3.4.2. Phương pháp theo dõi thu thập thông tin
3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An
Để đánh giá tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch em tiến hành ghi chép số liệu hàng ngày vào nhật ký thực tập. Trên cơ sở đó, em thống kê tổng số lượt chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng mạch trong thời gian thực tập.
3.4.2.2. Phương pháp theo dõi kết quả tiêm phòng cho chó tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An
Hàng ngày, em tiến hành ghi chép số liệu chó đến tiêm phòng vắc-xin, loại vắc-xin tiêm phòng, lứa tuổi, giống chó và mức độ an toàn đối với những chó được tiêm vắc-xin tại phòng mạch. Mỗi chó đến khám tại phòng mạch sẽ có sổ theo dõi sức khỏe và các thông tin lưu giữ tại phòng mạch, để cán bộ kỹ thuật kịp hỗ trợ tư vấn.
3.4.2.3. Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh, cách phòng trị bệnh cho chó
Theo Bùi Thị Tho, Nguyễn Thị Thanh Hà (2015) [25], khi kê đơn thuốc kháng sinh, thậm chí kê phối hợp kháng sinh phải dựa trên mức độ nặng, nhẹ của bệnh có nghi nhiễm chẩn đoán lâm sàng chính xác và cũng đã có nhận biết về căn nguyên nào gây nên bệnh.
Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên chó em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phi lâm sàng để tiến hành kết luận bệnh, sau đó kê đơn, điều trị và theo dõi chó trong suốt quá trình điều trị.
3.4.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh
- Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: Nhìn, sờ, nắn, gõ và nghe đối với các bệnh về đường hô hấp.
- Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: Xét nghiệm máu, phân, da... đối với các bệnh do ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa.
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [36] và phần mềm excel 2016.
Các công thức tính:
- Tỷ lệ mắc bệnh (%) =
Tổng số con mắc bệnh
x 100 Tổng số con theo dõi
- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) =
Tổng số con khỏi bệnh
x 100 Tổng số số con điều trị
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
Trong thời gian thực tập em đã thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng cho chó đến khám, chữa bệnh tại phòng mạch như: Hàng ngày em tiến hành vệ sinh chuồng nuôi chó, quét dọn khu nhốt chó, quyét màng nhện, lau kính, quyét dọn trong và ngoài phòng mạch, phun sát trùng định kỳ, rửa và sát trùng vết thương cho chó, điều trị các bệnh ngoài da, bệnh tiêu hóa...
Tiêm vắc-xin định kỳ cũng là một phần rất quan trong trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng cho chó mèo nên được cơ sở rất quan tâm và chú ý đến.
Ngoài ra, tại phòng mạch còn có các dịch vụ làm đẹp chó chó như: Cắt tỉa lông, cắt móng, tắm sấy, vắt tuyến hôi,phối giống, cắt đuôi cho chó con…
4.1. Tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An
Trong quá trình thực tập tại phòng mạch Thú y từ 14/12/2020 đến 2/6/2021 em đã tiến hành theo dõi tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch Thú y. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Số lượng chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An (từ tháng 12/2020 - tháng 6/2021) Tháng Tổng số chó đến khám (con) Chó nội Chó ngoại Tổng số chó (con) Tỷ lệ (%) Tổng số chó (con) Tỷ lệ (%) 12/2020 15 4 26,66 11 73,33 01/2021 49 13 26,53 36 73,46 02/2021 33 6 18,18 27 81,82 03/2021 90 11 12,22 79 87,78 04/2021 111 13 11,71 98 88,29 05/2021 125 7 5,6 118 94,40 06/2021 0 0 0 0 0 Tổng 423 54 12,77 369 87,23
Kết quả bảng 4.1 cho thấy, trong thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 6/2021 phòng mạch đã tiếp nhận 423 chó đến khám và chữa bệnh. Trong đó chó ngoại là 369 con chiếm 87,23% , chó nội là 54 con chiếm 12,77% .
Từ đó cho thấy rằng số giống chó cảnh ngoại được nhiều người quan tâm đến tình trạng sức khoẻ hơn tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An. Tất cả bệnh súc đến khám chữa bệnh hoặc tiêm phòng vắc-xin đều được lập bệnh án và có sổ theo dõi riêng từng cá thể. Chủ vật nuôi rất hài lòng về thái độ phục vụ, phong cách làm việc và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm việc tại phòng mạch. Vì vậy, mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng phòng mạch đã tạo được thương hiệu và uy tín đối với bà con quanh vùng.
4.2. Tình hình tiêm phòng vắc-xin tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An
Trong quá trình thực tập tại đây em đã theo dõi số lượng chó đến tiêm phòng vắc-xin, kết quả được trình bày qua bảng 4.2.
Bảng 4.2. Số lượng chó đến tiêm phòng vắc-xin tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An Tháng Tổng số chó đến tiêm phòng
Vắc-xin dại Vắc-xin 5 bệnh Vắc-xin 7 bệnh
Chó nội Chó ngoại Chó nội Chó ngoại Chó nội Chó ngoại
Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) 12/2020 9 1 11,11 4 44,44 0 0,00 2 22,22 0 0,00 2 22,22 01/2021 28 4 14,29 15 3,57 0 0,00 4 14,29 3 10,71 2 7,14 02/2021 20 3 15,00 5 25,00 3 15,00 1 5,00 2 10,00 6 30,00 03/2021 39 8 20,51 3 7,70 0 0,00 16 41,03 1 2,56 11 28,21 04/2021 41 9 21,95 5 12,20 1 2,44 20 48,78 0 0,00 6 14,63 05/2021 41 8 17,78 11 24,44 1 2,22 7 15,56 2 4,44 16 35,56 06/2021 0 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tổng 182 33 18,13 43 23,63 5 2,75 50 27,47 8 4,39 43 23,63
Kết quả bảng 4.1 cho thấy, chó được đưa đến phòng mạch tiêm phòng chủ yếu 3 loại vắc-xin như vắc-xin dại, vắc-xin phòng 5 bệnh (gồm bệnh carre virus, parvo virus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm), vắc- xin 7 bệnh ( gồm các bệnh như vắc-xin 5 bệnh thêm bệnh leptospria và bệnh coronavirus). Tổng số chó đến tiêm phòng trong thời gian theo dõi là 182. Trong đó, số chó đến tiêm phòng vắc-xin dại cao nhất, tiếp đến là vắc-xin 5 bệnh và thấp nhất là vắc-xin 7 bệnh.
Theo quy định của Luật Thú y (2016) [17] “Thú nuôi cảnh bắt buộc phải tiêm vắc-xin phòng bệnh dại một năm một lần” vì vậy người dân khi nuôi chó phải thực hiện theo Luật, Phạm Ngọc Quế (2002) [30], cho biết bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người và khi người phát bệnh thì không có thuốc chữa.
Vì vậy trong quá trình đến tiêm phòng, chủ nuôi chó thường kết hợp tiêm phòng 5 bệnh hoặc 7 bệnh để phòng tránh các bệnh khác cho chó, trong đó có bệnh dại.
Tiêm vắc-xin phòng bệnh trở thành việc thiết yếu trong quá trình nuôi để đảm bảo an toàn cho mọi người. Tiêm vắc-xin là cách tốt nhất dể giúp cho vật nuôi phòng chống được bệnh nguy hiểm, bệnh không có thuốc chữa, bệnh truyền nhiễm. Từ đó tránh được thiệt hại về kinh tế, cũng như tính mạng của thú cưng.
Tuy nhiên, trong quá trình tiêm vắc-xin cho chó cũng cần lưu ý:
- Nên đưa thú cưng tới phòng khám, bệnh viện thú y để được tư vấn và tiêm phòng đúng cách, có biện pháp xử lý nếu chúng có phản ứng lại với thuốc hay sốt phản vệ.
- Trước khi tiêm cần cung cấp thông tin đầy đủ về sức khỏe và lịch sử tiêm phòng của vật nuôi cho bác sĩ thú y.
- Không tiêm vắc-xin khi thú cưng có biểu hiện bệnh lý, khi thú cưng bị sốt... (phải kiểm tra sức khỏe và nhiệt độ trước khi tiêm phòng)
- Sau khi tiêm xong cần chăm sóc chó tốt hơn, kiêng tắm; Kiêng thức ăn có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tanh ít nhất là 1 tuần.
- Một số trường hợp tiêm phòng sai có thể làm thú cưng mắc bệnh.
- Tiêm không đúng cách vắc-xin sẽ không có tác dụng phụ, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thú cưng.
4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An bệnh tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An
4.3.1. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An mạch Thú y Vi Hoàng An
Bệnh ngoài da ở chó là căn bệnh khá phổ biến và thường gặp ở phòng mạch, căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe con chó và có thể lây lan sang người. Kết quả tổng hợp số lượng tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám từ tháng 11/2019 đến tháng 5/2020 được trình bày ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An Tháng Chó Nội Chó Ngoại Số con theo dõi Số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc (%) Số con theo dõi Số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc (%) 12/2020 5 0 0,00 8 3 24,00 01/2021 12 3 25,00 32 10 31,25 02/2021 8 1 15,50 15 4 26,66 03/2021 10 4 40,00 82 23 28,05 04/2021 15 2 13,33 76 18 23,68 05/2021 11 1 9,09 39 6 23,08 06/2021 0 0 0,00 0 0 0,00 Tổng 61 11 18,03 252 67 26,58
Kết quả bảng 4.3 cho thấy, từ tháng 12/2020 đến tháng 6/2021 phòng mạch đã tiếp nhận 61 con chó nội và 252 con chó ngoại.
Trong đó có 11 con chó nội bị mắc bệnh ngoài da chiếm (18,03%), 67 con chó ngoại bị mắc bệnh ngoài da chiếm (26,58%) trong tổng số con theo dõi. Số chó ngoại bị mắc bệnh ngoài da nhiều hơn chó nội có thể là do sự thích nghi với điều kiện sống, môi trường của chó ngoại kém hơn chó nội, sức