Tiểu kết Chương 3

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 89 - 110)

CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ

HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện thẩm quyền của Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về bảo đảm thực hiện thẩm quyền của Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Để đảm bảo thẩm quyền của Đại biểu HĐND cấp xã phải được nghiên cứu trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng của giai cấp công nhân về công tác tổ chức bộ máy nhà nước vận dụng vào điều kiện thực tế, nước ta do Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền, một nước đang trong quá trình phát triển với mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đồng thời, phải đứng vững trên các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác tổ chức bộ máy nhà nước đã được thể hiện qua các chỉ thị, nghị quyết được áp dụng vào thực tiễn các cơ sở của huyện Bố Trạch.

Đảm bảo thực hiện thẩm quyền Đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Bố Trạch đòi hỏi phải có nhận thức đúng và đầy đủ về vị trí, vai trò của hệ thống chính trị cấp xã, vị trí, vai trò của Đại biểu HĐND cấp xã hiện nay. Hệ thống chính trị cấp xã có vị trí rất quan trọng, thể hiện trực tiếp sự ưu việt của chế độ, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cũng như phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong các hoạt động kinh tế - xã hội ở cơ sở. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức và tuyên truyền, vận

động nhân dân thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, quyết định thắng lợi của quá trình thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước góp phần tăng cường ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Cấp xã là cấp gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính - Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi" [32].

Đảm bảo vai trò của Đảng trong công tác nhân sự Đại biểu HĐND cấp xã, việc Đảm bảo thực hiện thẩm quyền cũng phù hợp với quan điểm của Đảng về công tác cán bộ.

3.1.2. Nâng cao nhận thức về vai trò thực hiện thẩm quyền của Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Đây được xem là quan điểm thực tiễn nhất, bởi hơn ai hết, chính chủ thể thực hiện thẩm quyền phải có tầm nhận thức và thái độ đúng đắn về vị trí, vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của mình thì hoạt động của HĐND mới thực sự có hiệu quả. Phải nhận thức được rằng, thực hiện tốt thẩm quyền Đại biểu HĐND là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm cho Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của HĐND được thực hiện nghiêm túc, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương.

Trong quá trình đảm bảo thực hiện thẩm quyền Đại biểu HĐND cấp xã, các chủ thể thực hiện thẩm quyền phải xác định thái độ đúng đắn và thể hiện trách nhiệm của mình một cách nghiêm túc. Đó là:

- Phải đầu tư thời gian để nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, nghị quyết của HĐND liên quan đến nội dung giám sát, chất vấn, tiếp công dân... kịp thời nắm bắt thông tin thông qua các văn bản quản lý, điều hành của UBND, các cuộc họp, các báo cáo, phản ánh của Đại biểu HĐND, của dư

luận, đơn, thư khiếu nại, tố cáo và những vấn đề được phản ánh phương tiện thông tin đại chúng mà Thường trực HĐND, các Ban của HĐND chắt lọc, ấn định phương pháp và nội dung giám sát cụ thể.

- Các chuyên đề phải thực hiện theo chương trình, kế hoạch đã được HĐND và Thường trực HĐND thông qua; xác định trọng tâm nội dung thực hiện với thời gian thích hợp, nội dung thực hiện phải được chuẩn bị nghiêm túc, thiết thực, tránh tổ chức dàn trải, không xác định được trọng tâm, trọng điểm, dẫn đến tình trạng nội dung cần thực hiện lại không thực hiện

- Xác định rõ phương pháp đảm bảo thực hiện thẩm quyền Đại biểu HĐND cấp xã, bám sát vào từng nội dung công việc cụ thể để ấn định phương pháp thực hiện cho phù hợp, đây là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của HĐND.

3.1.3. Thực hiện thẩm quyền của Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác và của toàn xã hội

Tăng cường công tác phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa Thường trực HĐND, các Ban của HĐND với UBND, UBMTTQ xã trong việc theo dõi, giám sát việc tổ chức triển khai và thực hiện nghị quyết của HĐND; phối hợp tổ chức tiếp xúc cử tri, tiếp công dân; phối hợp tham gia các cuộc giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND xã; phối hợp đôn đốc giải quyết các kiến nghị của cử tri, giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp của HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; phối hợp trong việc chuẩn bị kỳ họp của HĐND; phối hợp tham gia xây dựng pháp luật, ví dụ: Khi Thường trực HĐND, UBND xã xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quyền và trách nhiệm của UBMT và các tổ chức thành viên của UBMT, lợi ích của nhân dân ở địa phương, cơ

quan chủ trì soạn thảo văn bản gửi dự thảo để UBMT và các tổ chức thành viên của UBMT có liên quan tham gia ý kiến.

Trong phối hợp thực hiện chế độ thông tin, Thường trực HĐND, UBND và Ban Thường trực UBMTTQ xã cần duy trì chế độ thông báo, trao đổi giữa các bên về chương trình công tác hàng tháng, những ý kiến kiến nghị của cử tri đã được UBND xã giải quyết và trả lời, UBND xã thông báo để Ban Thường trực UBMTTQ xã biết, vận động Nhân dân thực hiện; những vấn đề chưa được giải quyết, Ban Thường trực UBMTTQ xã nắm bắt tình hình, phối hợp đôn đốc cơ quan chức năng sớm giải quyết, trả lời cử tri.

Định kỳ, Thường trực HĐND xã tổ chức giao ban với Ban của HĐND xã để nắm bắt tình hình hoạt động, nhất là các vấn đề liên quan đến hoạt động giám sát; tăng cường mối quan hệ công tác phối hợp với Thường trực HĐND huyện, Ban của HĐND huyện nhằm tạo mối liên hệ thống nhất, thông suốt trong hoạt động.

Hiện nay, UBMTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đang chú trọng thực hiện công tác giám sát theo Quyết định 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên, mà đoàn viên, hội viên cũng chính là cử tri ở địa phương. Quan điểm trên nhằm tăng tính hiệu quả đảm bảo thực hiện thẩm quyền Đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Bố Trạch.[36]

3.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện thẩm quyền của Đại biểuHội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Quy định thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp xã tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, có quy định cụ thể về hậu quả pháp lý đối với

những trường hợp Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp không thực hiện đúng các quy định pháp luật trong tổ chức và hoạt động mà thông qua hoạt động giám sát Hội đồng nhân dân phát hiện được. Giao cho HĐND cấp xã nhiều thẩm quyền hơn, tự chủ hơn trong các vấn đề như này để thấy rõ được vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Quy định rõ mối quan hệ giữa UBND cấp xã, chủ tịch UBND cấp xã, các công chức thuộc UBND cấp xã với Đại biểu HĐND cấp xã; hướng dẫn cụ thể quyền giám sát của Đại biểu HĐND cấp xã đối với các chủ thể này; quy định rõ ràng sự chấp hành của các chủ thể này khi được Đại biểu HĐND yêu cầu giải trình.

Thứ nhất, Tăng số lượng Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã hoạt động chuyên trách.

Hiện nay, trong tổ chức của HĐND cấp xã chỉ có 01 Phó chủ tịch HĐND cấp xã là Đại biểu hoạt động chuyên trách, như vậy ngoài Thường trực HĐND cấp xã có Đại biểu hoạt động chuyên trách, còn 02 ban Kinh tế - xã hội, Pháp chế của HĐND cấp xã đều hoạt động mang tính kiêm nhiệm, cơ cấu không chính thức, các Đại biểu còn lại cũng hoạt động kiêm nhiệm, không thường xuyên. Vì lý do này, HĐND cấp xã là cơ quan quyền lực nhà nước có vị thế rất lớn nhưng lại lu mờ trước cơ quan hành chính cùng cấp là UBND, bởi số lượng Đại biểu chuyên trách quá ít, hoạt động không liên tục. Cơ cấu chặt chẽ, cụ thể, địa biểu chuyên trách tăng lên, hoạt động mang tính thường xuyên thì mới tạo nên vị thế và thực quyền cho HĐND cấp xã.

Thứ hai, Tăng phụ cấp cho Đại biểu Hội đồng nhân dân

Để các Đại biểu HĐND cấp xã có thể chuyên tâm làm nhiệm vụ Đại biểu, cũng như xứng đáng với công sức mà các Đại biểu bỏ ra, việc nâng mức phụ cấp cho Đại biểu HĐND cấp xã là cần thiết, mức phụ cấp 0,3 hiện nay là

tương đối thấp. Đồng thời cần nghiên cứu giảm số lượng Đại biểu HĐND cấp xã, số lượng Đại biểu của các xã hiện nay đều dao động khoảng hơn 20 Đại biểu/xã; thực tế HĐND cấp xã chỉ dao động ở mức 15 Đại biểu là phù hợp. Với điều kiện 15 Đại biểu hoạt động thực sự, chuyên tâm cho công tác Đại biểu; số lượng Đại biểu ít nhưng tinh hoa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nước, các cấp chính quyền có sự quan tâm phù hợp, huy động nguồn lực để bồi dưỡng, nâng cao năng lực của Đại biểu.

3.2.2.Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao ý thức tự học của Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

Nâng cao năng lực Đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Bố Trạch, cần có sự đổi mới về công tác đào tạo, bồi dưỡng. Trong nhiệm kỳ 2016 – 2021, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình phối hợp với huyện Bố Trạch chỉ mở lớp tập huấn duy nhất trong vòng 03 ngày cho Đại biểu HĐND cấp xã, điều này hoàn toàn không phù hợp với thực tế, cũng như yêu cầu của việc đào tạo bồi dưỡng trong thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

Một là, đổi mới, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt về công tác đào tạo, bồi dưỡng chính trị và vai trò của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo tính công bằng, dân chủ. Quán triệt quan điểm học tập là nghĩa vụ, là quyền lợi của mỗi Đại biểu; có cơ chế thích hợp khuyến khích các Đại biểu nêu cao tinh thần học tập, ý thức tự học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

Hai là, có sự phân tách giữa kiến thức chính trị và kiến thức quản lý nhà nước, các kỹ năng quản lý, giúp học viên, đặc biệt là các Đại biểu HĐND cấp xã có điều kiện tiếp xúc với khoa học quản lý nhà nước, kiến thức quản lý một cách khoa học nhất.

Ba là, tăng cường đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy và học tập.

Trước hết, cần đổi mới tư duy trong việc xác định đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng. Việc xây dựng nội dung, chương trình, biên soạn tài liệu phải xuất phát từ yêu cầu tiêu chuẩn đối với chức danh. Phải xuất phát từ thực tế, phân loại đối tượng trước khi xếp lớp, để phù hợp với nội dung giảng dạy và phương pháp sử dụng trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng.

Đa dạng hóa nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng đáp ứng nhu cầu của người học, coi trọng hiệu quả thiết thực. Tăng cường phối hợp, liên kết với các trung tâm đào tạo, viện, trường để đa dạng hóa loại hình đào tạo, bồi dưỡng. Xây dựng chương trình đào tạo phải đảm bảo tính liên thông để giúp người học có thể tiếp tục học chuyên sâu ở chương trình đào tạo cao hơn. Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng phải kết hợp việc nâng cao nhận thức lý luận với kỹ năng công tác, khắc phục truyền thụ tri thức lý luận đơn thuần, xem nhẹ rèn luyện, xa rời thực tiễn. Bên cạnh đó, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng phải phục vụ có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, gắn với những nhiệm vụ cụ thể mà cấp ủy, chính quyền cơ sở đang giải quyết.

Bốn là, tăng cường đổi mới công tác tổ chức, phương pháp đào tạo bồi dưỡng và hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Phương pháp đào tạo phải phù hợp trên cơ sở xác định rõ: mục tiêu dạy học, nội dung, hình thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình dạy - học. Ngoài hình thức tổ chức các lớp tại chức, tập trung, cụm, ngoài giờ. Cần tiếp tục đổi mới theo hướng đa dạng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng đối tượng.

Năm là, đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, cán bộ truyền giảng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cấp cơ

sở. Khi bố trí, sử dụng cán bộ giảng dạy cần chú ý về năng lực giảng dạy, lòng yêu nghề, ham học hỏi để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Sáu là, bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng qua các trường lớp phải quan tâm nhiều hơn nữa việc đào tạo Đại biểu HĐND cấp xã qua hoạt động thực tiễn. Công tác này phải được thực hiện liên tục trong suốt quá trình sử dụng cán bộ.

Bảy là, xác định việc bồi dưỡng năng lực Đại biểu HĐND cấp xã là một nhiệm vụ chiến lược, cần phải có quá trình lâu dài; việc bồi dưỡng phải mang tính liên tục, thường xuyên. Việc bồi dưỡng tránh hình thức, việc bồi dưỡng nên được tiến hành hàng năm.

Ý thức tự học, tự trau dồi kiến thức của mỗi người rất quan trọng, mỗi Đại biểu phải tự ý thức học tập, phải biết kết hợp nhiều phương thức học tập: học qua sách báo, học qua các phương tiện thông tin, học qua kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến, học từ kinh nghiệm của đồng nghiệp hay chính bản thân mình.

3.2.3. Hoàn thiện công tác tổ chức bầu cử

-Quy hoạch người có trình độ tham gia ứng cử Đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã

Chuẩn bị công tác nhân sự cho các kỳ bầu cử Đại biểu HĐND các cấp nói chung và Đại biểu HĐND xã nói riêng hết sức quan trọng; tuy nhiên thực tiễn hiện nay cho thấy, công tác chuẩn bị nhân sự Đại biểu HĐND cấp xã hiện nay còn nặng về cơ cấu, chưa bám sát vào tình hình phát triển của địa phương. Trong giai đoạn hiện nay, Đại biểu HĐND cấp xã muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì đòi hỏi về kiến thức cơ bản phải cao, thấp nhất cũng phải bằng với mặt bằng giáo dục phổ thông của toàn xã hội, việc quy hoạch, lựa chọn những người dưới trình độ phổ thông sẽ làm giảm năng lực

của Đại biểu HĐND cấp xã, đồng thời cũng giảm niềm tin của các

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 89 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w