sinh ảnh, trong đó (a) là ảnh nội soi bình thường không chứa polyp được sử dụng để tạo ra điều kiện đầu vào (b) cho mô hình sinh ảnh, (c) là ảnh giả lập được sinh ra bởi mô hình sinh ảnh. Từ Hình 4.7 có thể thấy ảnh nội soi giả lập chứa polyp được tạo đã duy trì được cấu trúc và kết cấu tổng thể của nền từ ảnh nội soi bình thường ban đầu và ảnh nội soi chứa polyp rất giống ảnh thực.
Tuy nhiên, như chúng ta thấy trên Hình 4.7, không có sự khác biệt nhiều về màu sắc và kết cấu của các polyp được tạo ra trên các ảnh nội soi giả lập. Điều này có thể là do trong tập dữ liệu huấn luyện các loại polyp là có giới hạn. Luận án đã sử dụng bộ CVC-ClinicDB gồm 612 ảnh nội soi có chứa polyp để huấn luyện mô hình sinh ảnh, các ảnh này được thu được từ 31 chuỗi video nội soi đại trực tràng được lấy từ 23 bệnh nhân khác nhau do đó các loại polyp khác nhau khá ít và các nhãn là các polyp mask do các chuyên gia gán nhãn có hình dạng khá đơn giản. Do đó, trong giai đoạn huấn luyện, bộ sinh chỉ được thực thi để đánh lừa bộ phân biệt và không tạo ra nhiều loại polyp khác nhau. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách phân loại các loại polyp khác nhau và thêm điều kiện loại polyp cho các đầu vào của mạng sinh ảnh. Để thực hiện việc này, chúng ta cần hợp tác với các bác sỹ để phân loại polyp và cần phải có bộ dữ liệu bao gồm các ảnh nội soi chứa nhiều loại polyp khác nhau.
4.3.4. Đánh giáhiệu quả của kỹ thuậtsinh điều kiện đầu vào cho mạng sinh ảnh nội soi ảnh nội soi
Luận án đã sử dụng kỹ thuật sinh điều kiện đầu vào cho mạng sinh ảnh nội soi đại tràng chứa polyp là kết hợp lọc cạnh của ảnh nội soi bình thường và polyp mask. Để đánh giá hiệu quả của kỹ thuật này, luận án tiến hành hai thí nghiệm như sau: Huấn luyện mô hình sinh ảnh và sinh ảnh giả lập với điều kiện đầu vào được khác nhau: một là điều kiện đầu vào được tạo ra theo kỹ thuật sinh điều kiện đầu vào đã đề xuất sử dụng, hai là sử dụng các polyp mask làm điều kiện đầu vào, các polyp mask này cũng chính là các polyp mask được sử dụng để tạo điều kiện đầu vào theo kỹ thuật trên. Tất cả các tham số huấn luyện và dự đoán kết quả được sử dụng như nhau. Sau đó so sánh các kết quả đạt được.
Hình 4.8 là một số ví dụ các so sánh sự khác nhau của ảnh nội soi đại tràng được sinh ra do điều kiện đầu vào của mô hình sinh khác nhau. Trong Hình 4.8,
dòng trên là ảnh điều kiện đầu vào cho mô hình sinh ảnh, dòng dưới tương ứng là các ảnh được sinh ra bởi mô hình sinh ảnh, cột (1) điều kiện đầu vào được sinh theo phương pháp đề xuất, cột (2) điều kiện đầu vào là ảnh polyp mask. Từ hình này có thể thấy với đầu vào là polyp mask, mặc dù mô hình sinh ảnh đã tạo ra các ảnh với polyp khá giống thực nhưng các nền của ảnh không giống như các ảnh nội soi thực sự so với các ảnh được tạo ra với điều kiện đầu vào được sinh bởi phương pháp đề xuất. Điều này chứng tỏ việc kết hợp các thông tin cạnh của các ảnh nội soi thực và polyp mask để sinh điều kiện đầu vào cho mô hình sinh ảnh theo kỹ thuật đề xuất, đã hướng dẫn mô hình tạo ra cấu trúc tổng thể cho ảnh nội soi giả lập một cách hiệu quả.
Hình 4.8. Sự khác nhau của ảnh nội soi đại tràng chứa polyp sinh ra do điều kiện đầu vào mô hình sinh ảnh khác nhau