Chương 8: Mở rộng lớp Mục tiêu bài học:
8.1.2 Biến tham chiếu
Biến tham chiếu (Reference variable) dùng để chứa các tham chiếu đến các đối tượng. Chúng được khai báo với một kiểu xác định không bao giờ bị thay đổi sang kiểu khác. Tuy nhiên chúng có thể được dùng để tham chiếu đến bất kì đối tượng của kiểu được khai báo hoặc kiểu con của kiểu được khai báo. Chúng có thể được khai báo như các biến thể hiện, biến cục bộ hoặc biến tĩnh .
Biến thể hiện (Instance Variable)
Một biến tham chiếu khi được khai báo như một biến thể hiện có thể truy xuất thơng qua lớp. Các biến được khởi tạo mặc định khi lớp tạo ra thể hiện của nó. Phạm vi của biến thể hiện là trong lớp khai báo nó và biến tồn tại cho đến khi còn tham chiếu đến lớp
Biến cục bộ (local variable)
Biến cục bộ không thể được đánh dấu trừu tượng (abstract) hay tĩnh (static) nhưng chúng có thể được đánh dấu là final. Biến cục bộ khơng có giá trị mặc định như biến thể hiện. Do đó, như một quy tắc, chúng phải được khởi tạo trước khi sử dụng trong phương thức. Một biến cục bộ khơng thể tham chiếu từ bất kì mã nào bên ngồi phương thức nơi nó được khai báo. Có thể đặt tên biến cục bộ trùng với tên biến thể hiện. Kỹ thuật này được gọi là tạo bóng. Phương pháp này thực tế không được khuyến khích nhưng nếu người phát triển ứng dụng muốn lấy cùng tên cho biến cục bộ và biến thể hiện để mã dễ đọc hơn thì nên dùng từ khoá this.
Chương 8 Mở rộng lớp
99/114
Đoạn mã 2:
public class PixelPoint {
Pixel pix; //Biến tham chiếu thể hiện
public void showPixel(){
Pixel newPixel; //Biến tham chiếu cục bộ
}
public vodi setPixel(Pixel pix){
//Khởi tạo biến tham chiếu thể hiện dùng từ khóa this this.pix = pix;
} }