Tái sử dụng bụi lò điện

Một phần của tài liệu Đồ án II đề xuất phương án và tính toán hệ thống xử lý khí thải lò hồ quang điện từ nhà máy sản xuất thép (Trang 30 - 32)

Xử lý lọc bụi trong sản xuất thép lò điện có thể tách được 10-25 kg bụi/t thép. Bụi lò điện thường chứa kim loại nặng nên cần chú ý khi chế biến và chôn lấp. Tuy nhiên, có thể tận dụng được hàm lượng sắt và kim loại nặng trong bụi lò điện.Bụi được xử lý qua hệ thống lọc bụi tay áo có thể được giảm thiểu lượng phát thải qua 2 bước:

Bước 1: Tái sử dụng bụi lò điện:

Tái sử dụng bụi làm liệu cho lò điện. Khi đó sắt và kẽm quay trở lại vào thép lỏng. Tái sử dụng bụi cũng làm tăng tiêu hao điện năng (khoảng 20-39 kWh/t). Tái sử dụng bụi cũng chỉ trong một mức độ nhất định và ảnh hưởng đến quá trình vận hành lò. Để cải thiện điều kiện vận hành lò thì cần chế biến bụi như tạo cục bằng vê viên hay thiêu kết.

Bước 2: Thu hồi kẽm và các kim loại nặng:

Công nghệ thu hồi kẽm và thu hồi hoặc khử kim loại nặng đã được nghiên cứu và áp dụng. Về nguyên lý, có thể dùng công nghệ hoả luyện và thuỷ luyện để thu hồi kẽm.

Hỏa luyện là hoàn nguyên kim loại trong môi trường có chất oxy hóa mạnh như C, H … Các₂

phản ứng hoàn nguyên này thường thỏa nhiều nhiệt.

Thủy luyện là quá trình hoàn nguyên kim loại trong môi trường có tác dụng của các chất hóa học hoặc trong môi trường điện phân, thường điện phân trong môi trường nhiệt độ cao hoặc điện phân nóng chảy.

Đối với bụi trong sản xuất thép cacbon hay thép hợp kim thấp có nhiều công nghệ như WAELZ, ESINEX … Đối với bụi trong sản xuất thép hợp kim cao cũng có nhiều công nghệ thu hồi như ScanDust Plasma Process, B.U,S Process …

Giải pháp này tận dụng được bụi, không phải chôn lấp nhưng cần thêm năng lượng để vận chuyển, vê viên hay thiêu kết bụi.

1. Khí thải lò điện hồ quang có dải thành phần rộng, gồm các thành phần chính như bụi, kim loại nặng, SO2, NOx, CO2, và các chất hữu cơ bay hơi, trong đó thành phần và lượng các chất hữu cơ bay hơi là đặc biệt quan trọng.

2. Khí thải phát sinh trong các giai đoạn của chu trình sản xuất, từ giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu đến khi hình thành sản phẩm. Tuy nhiên, khí thải trực tiếp từ lò điện và lò thùng tinh luyện chiếm khoảng 95% toàn bộ khí thải trong xưởng thép lò điện.

3. Trong điều kiện kinh tế kỹ thuật của Việt Nam hiện nay, việc sử dụng những công nghệ đắt tiền trong xử lý khí bụi là không khả thi. Do đó, các nhà sản xuất thép Việt Nam có xu hướng sử dụng phương pháp lọc tay áo có kết hợp với khử CO và một số cải tiến kỹ thuật khác, nhất là làm lạnh dòng khí thải.

4. Đối với phương pháp lọc tay áo áp dụng cho các nhà máy thép, cần lưu ý đến chất lượng của thiết bị do nhiệt độ khí thải của lò hồ quang là khá cao, trong khi thiết bị lọc tay áo yêu cầu nhiệt độ tương đối thấp.

5. Tiềm năng sản xuất sạch hơn trong ngành sản xuất thép lò điện ở nước ta còn rất lớn ở tất cả các khâu từ chuẩn bị nguyên liệu, luyện thép trong lò điện hồ quang, tinh luyện thép trong lò thùng đến đúc phôi trong máy đúc liên tục. Ứng dụng các phương pháp sản xuất sạch hơn trong sản xuất thép có thể giúp làm giảm phát thải khí, bụi đồng thời giúp tiết kiệm chi phí tối đa, nâng cao năng suất.

6. Ngành thép Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế cũng như sự phát triển của xã hội nhưng cùng với đó nó cũng gây ra khá nhiều bất cập liên quan đến môi trường. Là một cơ sở sản xuất thép, Công ty cổ phần Thép Vạn Lợi – Hải Phòng cũng nằm trong hiện trạng chung của ngành. Theo những nghiên cứu và các số liệu thu thập được thì em đã rút ra được một số đánh giá về chất lượng và mức độ ảnh hưởng của chất thải tại Công ty tới môi trường xung quanh như sau:

Các thông số không khí tính toán được nói chung là đều nhỏ hơn giới hạn cho phép chỉ riêng thông số Bụi TSP là còn vượt khoảng 10 lần theo QCVN.

Công ty cũng nên hoàn thiện lại hệ thống xử lý ô nhiễm sẵn để nâng cao chất lượng giảm ô nhiễm: + Kết hợp sử dụng hệ thống lọc bụi với phun bột than cốc để giảm thiểu bụi phát thải

+ Sử dụng hệ thống thu gom phát tán hiện đại

Tuy nhiên để giảm thiểu, nâng cao chất lượng môi trường thì việc áp dụng Sản xuất sạch hơn như tái sử dụng khí thải và bụi, thu hồi kẽm và kim loại nặng…trong quá trình sản xuất vừa tiết kiệm được năng lượng và chi phí cũng như thân thiện với môi trường là phương án rất đáng quan tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sở Tài nguyên và môi trường Hải Phòng, “Báo cáo Quan trắc và phân tích môi trường Công ty cổ phần thép Vạn Lợi năm 2008”

2. Sở Tài nguyên và môi trường Hải Phòng, “Báo cáo Quan trắc và phân tích môi trường Công ty cổ phần thép Vạn Lợi năm 2009”

3. Sở Tài nguyên và môi trường Hải Phòng, “Báo cáo Quan trắc và phân tích môi trường Công ty cổ phần thép Vạn Lợi năm 2010”

4. Sở Tài nguyên và môi trường Hải Phòng, “Báo cáo Quan trắc và phân tích môi trường Công ty cổ phần thép Vạn Lợi năm 2011”

5. Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hà Nội, “Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án luyện gang thép”

6. Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI), hợp tác với Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam.2008. Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành luyện thép lò điện hồ quang.

7. Sản xuất thép thô thế giới tăng 1,1% trong quý I, nguồn http://gafin.vn

8. “Nguồn gốc xỉ thép”, nguồn http://www.vatlieuxanh.net/

9. Phạm Tiến Dũng (Chủ nhiệm đề tài). 1999. Nghiên cứu hệ thống hút - lọc sạch khí thải lò hồ quang điện. Tạp chí Khoa học Công nghệ Môi trường, 2004, số 2, đề mục 87.

10.Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường .2006. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học, 2006, Công nghệ xử lý khí thải lò hồ quang điện. Bộ Tư lệnh Hóa học. Bộ Quốc Phòng.

Một phần của tài liệu Đồ án II đề xuất phương án và tính toán hệ thống xử lý khí thải lò hồ quang điện từ nhà máy sản xuất thép (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w