Hậu quả do theo đuổi lợi nhuận gây ra

Một phần của tài liệu Tiểu luận KTCT: NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA LỢI NHUẬN pps (Trang 25 - 27)

Việc sử dụng các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật đòi hỏi quy mô sản

xuất và tư bản phải lớn. Vì vậy đặt ra yêu cầu phải tích tụ và tập trung sản xuất do đó ra đời các xí nghiệp lớn. Do mục tiêu lợi nhuận dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt làm cho tư bản loại vừa và nhỏ phá sản còn tư bản lớn thì càng mạnh hơn. Khi sự

tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ cao sẽ hình thành các tổ

chức độc quyền. Chủ nghĩa độc quyền càng phát triển thì lợi nhuận của độc quyền

ngày càng nhiều, nhưng hậu quả như lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng lại trút

xuống đầu giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Mâu thuẫn giai cấp càng trở

nên sâu sắc.

Nếu đứng trên tầng vĩ mô ta thấy rằng vào cuối thế kỷ XIX các nước tư bản đã tích luỹ được trọng lượng tương đối lớn “tư bản thừa” số này đầu tư trong nước thì lợi

nhuận thấp. Vì thế nó có nhu cầu xuất khẩu tư bản tới các nước lạc hậu về kinh tế đang cần vốn đầu tư hay một số nước khá phát triển như cần trang thiết bị mới để nâng cao năng suất lao động, nâng cao lợi nhuận.

25 Nhìn chung cả hai phía do mục tiêu về lợi nhuận đã dẫn đến quá trình xuất

khẩu tư bản diễn ra gây hậu quả lớn cho cả hai bên. ở nước xuất khẩu tư bản các tổ

chức độc quyền thu được lợi nhuận lớn nhưng nền kinh tế các nước này bị giảm tốc độ phát triển vì sự cạnh tranh trong việc xuất khẩu tư bản đã tác động xấu tới nền

kinh tế các nước này làm tăng sự phân hoá giàu nghèo. Còn ở các nước nhập khẩu tư bản, giai cấp vô sản và nhân dân lao động bị bóc lột nặng nề hơn trước vì tư bản nước ngoài bóc lột tinh vi vì sử dụng kỹ thuật mới. Chúng ta có thể lấy ra một ví

dụ về sự tiết kiệm các điều kiện lao động làm thiệt hại đến công nhân. Ngành than mỏ không chịu bỏ ra những khoản tiền cần thiết nhất. Vì có sự cạnh tranh của các

chủ mỏ than nên ngoài những khoản tối cần thiết để tạm thời giải quyết những khó khăn về thể chất rõ ràng người ta không chi những món gì khác. Và có sự cạnh

tranh giữa các công nhân mỏ mà số lượng thường là quá thừa nên những người này phải bằng lòng chịu những nguy hiểm rất lớn và đồng ý lao động trong những điều kiện có hại cho sức khoẻ với những đồng lương cũng không cao gì.

Hai sự cạnh tranh đó đủ để làm cho một phần lớn các hầm mỏ được trang bị

bằng những hệ thống rầm nước và thông hơi tồi tệ nhất, thường là xây tồi, hệ thống

chống xấu, thợ máy kém, các đường hầm và hệ thống đường goòng xây dựng

không tốt, huỷ hoại sức khoẻ và nguy hiểm đến tính mạng bởi những vụ sập hầm thường gây thương tích rất lớn. Ngoài ra các nước nhập tư bản còn bị phụ thuộc

chặt chẽ vào các nước đế quốc.

Đứng trong tầm vĩ mô của một đất nước lợi nhuận làm mai một dần các

ngành nghề cổ truyền, làm lung lay các truyền thống văn hoá có từ lâu đời. Dẫn đến tình trạng thất nghiệp, lạm phát ngày càng tăng, ảnh hưởng đến an ninh chính

trị quốc gia. Sự phát triển của công nghiệp cùng với những cặn bã của nó đang làm ô nhiễm bầu không khí, ô nhiễm môi trường sống... Sự ô nhiễm mỗi trường đang là

26 một vấn đề nhức nhối cấp thiết của các quốc gia. Nếu chúng ta không ngăn chặn, đưa ra những biện pháp kịp thời thì thế giới sẽ không còn sự sống.

Bên cạnh đó, cũng vì lợi nhuận mà làm nảy sinh các hành vi tiêu cực khác

của xã hội như tệ nạn buôn lậu, làm hàng giả, tệ nạn tham nhũng cũng ngày càng phát triển trong tất cả các cấp các ngành. Các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý,

bạo lực cũng mọc ra ở khắp nơi... Nhìn chung có rất nhiều vấn đề nảy sinh đòi hỏi

sự sáng suốt của các nhà hoạch định chính sách làm sao cho phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu Tiểu luận KTCT: NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA LỢI NHUẬN pps (Trang 25 - 27)