nhất của kỹ thuật này là có thể phân phát các thẻ cho các thành viên, mỗi thành viên sẽ xem xét kỹ hơn các lớp mà họ chịu trách nhiệm, đồng thời có thể xem xét và có ý kiến đóng góp cho các lớp khác. Nhờ sự làm việc trong sự trao đổi hợp tác như vậy, biểu đồ lớp sẽ được đầy đủ và chính xác hơn.
Điểm yếu của kỹ thuật CRC là không có phương pháp tốt để nhận diện các lớp, nếu các thành viên không am hiểu nhiều về lĩnh vực ứng dụng tương ứng. Tuy nhiên, nếu bằng cách nào đó các nhà phát triển đã xác định được khá nhiều lớp thì thông qua sự cộng tác, trao đổi thẻ CRC là công cụ tuyệt vời để bảo đảm rằng mô hình lớp đưa ra là đầy đủ và chính xác.
4.5. Xác định các thuộc tính, phương thức và mối quan hệ của các lớp lớp
4.5.1. Xác định các thuộc tính
Kiểm tra các danh từ → các thuộc tính dự tuyển.
• Tìm thuộc tính: "Nếu là đối tượng, thì đối tượng đó phải có những thông tin gì?"
• Gán các thuộc tính tới lớp tương ứng: "Thuộc tính này thuộc lớp nào"
4.5.2. Xác định các phương thức
• Kiểm tra các động từ trong kịch bản, use-case để xác định phương thức.
• Tìm phương thức: "Nếu là đối tượng, thì đối tượng đó phải làm gì ?" • Gán các phương thức tới lớp tương ứng: "Phương thức này thuộc lớp
nào ?"
• Các phương thức có thể được tìm từ bên ngoài đối tượng.
4.5.3. Xác định các quan hệ giữa các lớp đối tượng (Relationships)
Kiểm tra các động từ và liên hệ với thực tế. Ví dụ, trong thư viện thì một bạn đọc tại một thời điểm chỉ được mượn tối đa 2 quyển sách.
Vậy ta có quan hệ:
88
Bạn đọc Sách mượn
bay