Ảnh hưởng của khoảng cách

Một phần của tài liệu Đồ án Tìm hiểu mạng truy nhập quang thụ động Ethernet EPON (Trang 47 - 54)

Trường hợp 2: Giữ nguyên các tham số của mạng trong trường hợp 1 chỉ thay đổi khoảng cách truyền dẫn là L = 15km. Tiến hành phân tích lại các thông số cơ bản tại phía người sử dụng 1 để thấy chất lượng truyền dẫn trong mạng thay đổi như thế

nào.

Trong trường hợp 1nêu trên với khoảng cách truyền dẫn là L = 20km, công suất phát tại đường xuống là Pphát = 1dBm ta thu được các kết quả đo tại người sử dụng 1 như bảng 3.1.

Trong trường hợp 2, với khoảng cách truyền dẫn là L = 15km, Pphát = 1dBm ta có

kết quả đo tại người sử dụng 1 như bảng 3.2.

Max. Q Factor 8.12147 Min. BER 2.29978e-016 Eye Height 8.60224e-006 Threshold 6.77551e-006

Hình 3.16: Đồ thị mắt tạingười sử dụng 1 trong trường hợp 2

Đánh giá: Qua các kết quả đo ở trên ta thấy rằng, ở khoảng cách càng ngắn thì tỉ

lệ lỗi bit càng giảm. Với khoảng cách truyền dẫn là L = 15km thì đo được Min BER tại

phía người sử dụng 1 là 2.29978e-016 còn ở khoảng cách L = 20 km thì Min BER là 1.54418e-007. Rõ ràng sự chênh lệch giữa hai khoảng cách này là rất lớn. Và độ mở

mắt của đồ thị mắt đã to hơn, chứng tỏ tín hiệu được truyền trong mạng đã tốt hơn, vì

khoảng cách truyền ngắn hơn nên tỉ lệ lỗi bít cũng như các ảnh hưởng của môi trường truyền dẫn như: suy hao, nhiễu, tán sắc.. đã ít hơn. Mạng đã truyền tốt hơn.

3.3.2.3 Ảnh hưởng của công suất phát

Trường hợp 3: Giữ nguyên các tham số của mạng trong trường hợp 1 chỉ giảm công suất phát của đường xuống xuống -1dBm, Pphát = -1dBm. Tiến hành thiết kế lại các thông số cơ bản tại phía người sử dụng 1.

Hình 3.18: Công suất đo được tại đầu ra của bộ OLT khi Pphát = -1dBm

Hình 3.19: Công suất đo được tại đầu vào của bộ ONU1 khi Pphát = -1dBm

Nhận thấy khi giảmcông suất phát Pphát = -1dBm tại đường xuống thì công suất tại đầu vào ONU cũng tăng giảm theo tỉ lệ thuận.

Hình 3.20: Đồ thị Min BER tại người sử dụng 1 trong trường hợp 3

Hình 3.22: Đồ thị hệ số phẩm chất Q tại người sử dụng 1 trong trường hợp 3 Đánh giá: Qua những kết quả đo ở trên, ta thấy khi giảm công suất phát xuống

Pphát = -1dBm thì tỉ lệ lỗi bit tại phía người sử dụng tăng lên. Đồ thị mắt thu được đã rối hơn và độ mở của mắt cũng giảm dần. Chất lượng mạng đã giảm đi.

3.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG

Từ những kết quả thiết kế trên chúng ta thấy rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng truyền tải của mạng EPON như là khoảng cách truyền dẫn, tỉ lệ bộ chia

splitter hay công suất phát… Để tăng chất lượng mạng chúng ta cần phải xem xét tổng thể hệ thống và tùy điều kiện thực tế mà lựa chọn nhóm các phương pháp phù hợp để tăng chất lượng mạng truy nhập EPON. Việc đo kiểm các tham số trên mạng truy nhập như công suất phát, tỉ lệ lỗi bit, hệ số phẩm chất… có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình lắp đặt và bảo dưỡng để đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng dịch vụ cung

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

Qua những kết quả trên đây, chúng ta có thể đưa ra kết luận, EPON có rất nhiều ưu điểm. Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của EPON là tốc độ cao, ngoài ra khả năng tích hợp nhiều dịch vụ trên một đường dây cũng là ưu điểm lớn để EPON dần thay thế ADSL trong những năm tới. Trong đồ án tốt nghiệpcủa mình, em đã trìnhbày chi tiết về mạng truy nhập quang với công nghệ EPON. Đưa ra mô phỏng hệ thống mạng quang theo chuẩn EPON trên phầm mềm Optisystem và phân tích những ảnh hưởng của một vài yếu tố tới chất lượng mạng quang như khoảng cách đường truyền và công suất phát. Thông thường trong hệ thống thực tế, người ta ít quan tâm đến các chỉ tiêu về tỉ lệ lỗi bit BER hay là đồ thị mắt… mà chủ yếu là quan tâm đến chất lượng hệ thống dựa trên Budget của đường truyền. Tuy nhiên những kết quả khảo sát phần nào đã phản ánh được chất lượng của mạng EPON. Hướng phát triển tiếp theo của em là nghiên cứu để mô phỏng mạng quang theo chuẩn mới hơn như là GPON.

ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

[1]Công nghệ và chuẩn hóamạng quang thụ động- Quang Minh.

[2]KS. Phạm Tiến Đạt, KS. Nguyễn Quang Nghĩa, KS. Võ Đức Hùng, “Ethernet

PON- Giải pháp cho mạng truy nhập thế hệ sau” Tạp chí Bưu Chính Viễn Thông và Công nghệ thông tin, Kỳ 1-tháng 6/2004, trang 14-17.

[3]Mạng và các công nghệtruy nhập. Học Viên CNBCVT- Ths. Dương Thị Thanh

Tú.

Tiếng Anh:

[1]Cedric F.Lam, Passive Optical Networks: Principles and Practice, 2007. [2]OptiSystemComponent Library - Optical Communication System Design

Software

[3]PON-Passive Optical Networking - Nguồn: Alcatel, 2009

Danh mục các Website tham khảo:

[1]http://www.optiwave.com/ [2]http://en.wikipedia.org/wiki/Passive_optical_network [3]http://my.metadata.vn/share/proxy/alfresconoauth/api/internal/shared/node/dx7 0-NRmReCxXVhKhnCUQQ/content/ch5.pdf [4]http://dlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/636/1/VI%20QUANG%20HIEU.pdf [5]https://www.google.com.vn/

Một phần của tài liệu Đồ án Tìm hiểu mạng truy nhập quang thụ động Ethernet EPON (Trang 47 - 54)