2.3 Truy nhập vô tuyến trong LTE
2.3.3.3 Các tham số OFDMA
Có hai loại cấu trúc khung được định nghĩa cho E- UTRAN: Cấu trúc khung loại 1 cho chế độ FDD, cấu trúc khung loại 2 cho chế độ TDD.
Đối với kiểu cấu trúc khung loại 1, khung vơ tuyến 10ms được chia thành 20 khe có kích thước như nhau là 0,5ms, một khung con bao gồm có 2 khe liên tiếp, nên một khung vơ tuyến chứa 10 khung con. Điều này được minh họa như trong hình 2.8 (Ts là thể hiện của đơn vị thời gian cơ bản tương ứng với 30,72MHz).
Hình 2.8 Cấu trúc khung loại 1
Đối với cấu trúc khung loại 2, khung vô tuyến 10ms bao gồm hai nửa khung với mỗi nửa chiều dài 5ms, mỗi nửa khung được chia thành 5 khung con với mỗi khung con 1ms.
Hình 2.9 Cấu trúc khung loại 2
Tất cả các khung con mà không phải là khung con đặc biệt được định nghĩa là hai khe có chiều dài 0,5ms cho mỗi khung con. Các khung con đặc biệt bao gồm có ba trường là DwPTS (Khe thời gian dẫn hướng đường xuống), GP (Khoảng vệ ) và UpPTS (khe thời gian dẫn hướng đường lên). Các cấu trúc này đã được biết đến từ TD- SCDMA và được duy trì trong LTE TDD. DwPTS, GP và UpPTS có chiều dài cấu hình riêng và chiều dài tổng cộng là ms.
Cấu trúc lưới tài nguyên
Hình 2.10 Lưới tài nguyên đường xuống
Các sóng mang con trong LTE có một khoảng cách cố định f= 15KHz trong miền tần số, 12 sóng mang con hình thành một khối tài nguyên, Kích thước khối tài nguyên là như nhau với tất cả các băng thông.
Tiền tố lặp CP
Với mỗi ký hiệu OFDM, một tiền tố vòng (CP) được nối thêm như là khoảng thời gian bảo vệ. Một khe đường xuống bao gồm 6 hoặc 7 ký hiệu OFDM, điều này tùy thuộc vào tiền tố vịng được cấu hình là mở rộng hay bình thường. Tiền tố vịng dài có thể bao phủ các kích thước ô lớn hơn với sự lan truyền trễ cao hơn của các kênh vô tuyến. Các chiều dài tiền tốvòng được lấy mẫu (Đơn vịđo bằng us).