Chung sống như vợ chồng trái pháp luật

Một phần của tài liệu Chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn một số vấn đề pháp lý và thực tiễn (Trang 25 - 28)

Hiện nay, có nhiều trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật đang xảy ra ở nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi vùng sâu, vùng xa vì sự thiếu hiểu biết, nhận thức kém về pháp luật. Về khái niệm, có thể hiểu chung sống như vợ chồng trái pháp luật là việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn theo pháp luật và vi phạm các điều kiện để kết hôn đúng pháp luật, các trường hợp cấm kết hôn. Như vậy, để kết luận việc chung sống như vợ chồng là trái pháp luật thì phải thỏa hai điều kiện: đầu tiên là họ đang chung sống như vợ chồng mà không tiến hành đăng ký kết hôn; thứ hai là một hoặc cả hai bên đều vi phạm điều kiện kết hôn đúng pháp luật, vi phạm điều cấm kết hôn.

Trường hợp vi phạm về điều kiện độ tuổi, theo khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nam, nữ được kết hôn với nhau khi nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên33. Đối với việc chung sống như vợ chồng thì hai bên cũng phải thỏa mãn được quy định về độ tuổi khi kết hôn của pháp luật, chỉ cần một bên không thỏa điều kiện về độ tuổi thì việc chung sống này cũng sẽ được coi là trái pháp luật. Khi vi phạm về điều kiện độ tuổi trong quan hệ vợ chồng thì sẽ dẫn đến trường hợp tảo hôn gây hậu quả nghiêm trọng. Mặc dù, hành vi chung sống này có thể là sự tự nguyện của các bên nhưng cũng gây ra các hậu quả như không đảm bảo về sức khỏe vì ở độ tuổi này thì tâm sinh lí chưa phát triển đầy đủ và toàn diện, chất lượng cuộc sống không tốt gây ảnh hưởng đến xã hội. Ngoài ra, tại khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8”34 và tại khoản 2 Điều 5 thì pháp luật cũng cấm việc tảo hôn. Hình thức này không chỉ diễn ra ở các vùng nông thôn mà còn xuất hiện ở cả trong thành thị. Nam, nữ sẽ chỉ tổ chức nghi lễ cưới hỏi theo phong tục tập quán địa phương mà không đăng ký kết hôn. Có thể do sự thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc bị dụ dỗ thì việc tảo hôn cũng sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho các cặp đôi. Tại Điều 58 NĐ 82/2020 có quy định về xử phạt hành chính từ 1 triệu tới 5 triệu với các hành vi tảo hôn và tổ chức tảo hôn. Nếu trong trường hợp tái phạm thì sẽ bị xử lý hình sự từ 10 triệu tới 30 triệu hoặc

32 Điều 111 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

33 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014

cải tạo không giam giữ 2 năm. Thậm chí, nếu hành vi tảo hôn này xảy ra với trẻ em dưới 16 tuổi thì đây sẽ được xem là hành vi giao cấu với trẻ em và truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp vi phạm về sự tự nguyện, trong pháp luật hôn nhân và gia đình, sự tự nguyện đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định quan hệ hôn nhân. Điều này được thể hiện rõ qua các giai đoạn của phát triển luật hôn nhân và gia đình. Ngay từ Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, pháp luật đã đưa quy định về chế độ hôn nhân tự do, cấm cưỡng ép kết hôn và được hoàn thiện dần cho đến hiện nay đã tương đối bảo đảm sự tự nguyện. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là chủ trương hiện nay của Nhà nước nhằm đảm bảo an ninh xã hội, các quyền tự do, bình đẳng và xóa bỏ được các hủ tục phong kiến như cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, kén rể, chọn dâu,... Sự tự nguyện có thể hiểu là việc nam, nữ được tự mình quyết định kết hôn, tham gia vào quan hệ hôn nhân, không có sự can thiệp từ người khác. Mọi hành vi như cưỡng ép, đe dọa, lừa dối, cản trở việc kết hôn được xem là vi phạm pháp luật. Sự tự nguyện còn thể hiện ở việc nam, nữ có quyền yêu cầu ly hôn khi phát sinh mâu thuẫn và khi họ sống hạnh phúc không ai có quyền cản trợ, bắt họ ly hôn. Vì vậy, sự tự nguyện trong quan hệ chung sống như vợ chồng cũng đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ của Nhà nước. Ví dụ gia đình chị B nợ anh A một khoản tiền lớn mà gia đình chị B không thể trả. Do thấy chị B xinh đẹp nên anh A yêu cầu chị B về sống chung với anh như vợ chồng để trả nợ. Mặc dù chị B không hề muốn ở với anh A. Thì có thể thấy trong trường hợp này, nguyên tắc tự nguyện đã bị vi phạm. Điều này sẽ dẫn đến cuộc hôn nhân không có tình yêu là cơ sở vun đắp, gây nhiều mâu thuẫn giữa các bên và tạo tiền đề xấu cho xã hội. Vì vậy sống chung như vợ chồng mà có yếu tố cưỡng ép, vi phạm sự tự nguyện thì được coi là trái pháp luật.

Trường hợp chung sống như vợ chồng khi một hoặc cả hai bên đang có vợ, chồng. Để bảo vệ chế độ hôn nhân tại Việt Nam, pháp luật đã quy định về việc cấm “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”35. Đầu tiên ta phải hiểu người đang có vợ, có chồng là người đã có và vẫn đang tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định. Ở Việt Nam, chúng ta pháp luật bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, vậy nên việc sống chung với người khác như vợ chồng mà đang có vợ, chồng đã vi phạm nghiêm trọng chế độ này. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng này đang xảy ra khá phổ biến mặc dù có thể đã biết việc bên còn lại đã kết hôn. Có không ít các vụ việc đánh ghen vì chồng, vợ mình chung sống với người

khác. Điều này nãy đến vấn đề an ninh, xã hội bị đe dọa khi có những đứa trẻ vừa chào đời đã không được sống cùng cha, cùng mẹ bởi vì cha mẹ mình còn có một gia đình khác. Hoặc nhiều trường hợp bị lừa dối, không biết đối phương đã kết hôn và đến khi phát hiện ra sự thật thì tinh thần, cuộc sống bị ảnh hưởng gây nhiều hệ quả xấu khác. Do vậy, pháp luật nước ta đã coi việc chung sống như vợ chồng này là trái pháp luật và sẽ bị xử phạt theo nghị định 82/2020/NĐ-CP. Tại Điều 59 NĐ 82/2020 có quy định về việc xử phạt hành chính từ 3 triệu tới 5 triệu về hành vi chung sống như vợ chồng với người đang có vợ hoặc chồng. Ngoài ra hành vi này cũng có thể bị xử lý hình sự theo Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 nếu người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ36 gây ra các hậu quả nghiêm trọng như sau khi bị xử phạt hành chính mà lại tại phạm; làm quan hệ hôn nhân dẫn đến ly hôn thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm37. Trong trường hợp làm cho vợ hoặc chồng của các bên tự sát; đã có quyết định của tòa tuyên việc chung sống là trái pháp luật và yêu cầu chấm dứt mà vẫn tiếp tục thì sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Qua đó, có thể thấy pháp luật nước ta đang rất cố gắng duy trì và bảo vệ hôn nhân một vợ một chồng bình đẳng, bền vững. Ngoài ra, cần lưu ý về các trường hợp sau năm 1954 khi các cán bộ, bộ đội ở miền Nam tập kết ra miền Bắc, mặc dù đã có vợ, chồng ở trong miền Nam nhưng họ lại lấy vợ, chồng ở miền Bắc do hậu quả của chiến tranh chia cắt, không thể giao tiếp liên lạc thì trường hợp chung sống này không bị coi là trái pháp luật.

Trường hợp “chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.” Đây là trường hợp bị pháp luật cấm tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, do đó chung sống như vợ chồng trong trường hợp này là trái pháp luật. Các quan hệ nêu trên mang tính chất “loạn luân” và gây ra nhiều hệ lụy. Theo nghiên cứu về gen di truyền thì đời sau của việc loạn luân dễ bị dị tật bẩm sinh và các hậu quả nghiêm trọng cho người mẹ. Ngoài ra, nó cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nhận thức và văn hóa khi những người có quan hệ gần gũi, huyết thống lại kết hôn trở thành vợ chồng với nhau. Tại Việt Nam, trong các gia đình đều có sự tôn trọng về thứ bậc, trật tự trên dưới trong gia đình, vậy nên việc chung sống như vợ chồng với cha mẹ nuôi, bố chồng con dâu, mẹ kế con riêng,... sẽ làm mất đi giá trị văn hóa gia đình tốt đẹp của người Việt. Tại Điều 59 NĐ 82/2020 cũng

36 Điều 182 Bộ luật hình sự 2015

đã có quy định về phạt vi phạm hành chính và tại Điều 184 Bộ luật hình sự 2015 cũng có quy định về tội loạn luân với án phạt từ 1 tới 5 năm tù giam. Theo đó, pháp luật cũng sẽ giữ vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc. Vì thế dù có huyết thống hay không nhưng giữa họ đã tồn tại mối liên hệ gia đình và có trách nhiệm bảo vệ giá trị gia đình.

Việc phát hiện kịp thời các hành vi chung sống như vợ chồng trái pháp luật là điều rất cần thiết để có thể kịp thời xử lý, ngăn chặn và giảm bớt những hậu quả khôn lường xảy ra. Nhìn chung, mặc dù không phải bất kì trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật đều có hệ quả xấu nhưng nó có nhiều tác động đến quan hệ hôn nhân và gia đình, giá trị văn hóa và quyền của trẻ em, phụ nữ. Vậy nên phải cần ngăn cản và hạn chế việc sống chung này để đảm bảo an ninh xã hội, bảo vệ các chế độ của Nhà nước và quyền, nghĩa vụ của người dân.

Một phần của tài liệu Chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn một số vấn đề pháp lý và thực tiễn (Trang 25 - 28)