Đại hội Đảng lần 3 (9/1960)

Một phần của tài liệu LÀM rõ QUÁ TRÌNH ĐẢNG GIẢI QUYẾT XUNG đột với mỹ TRƯỚC KHI sử DỤNG bạo lực CÁCH MẠNG ( SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ) (Trang 33 - 37)

7.1. Bối cảnh lịch sử

- Ở miền Bắc, công cuộc khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa với các thành phần kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng.

- Ở miền Nam, cuộc đấu tranh chống Mỹ - Diệm đã giành được thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960), làm lung lay chế độ ngụy quyền Sài Gòn. Phong trào cũng đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách

33

mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công.

- Tình hình thế giới cũng có nhiều thay đổi, vừa là thuận lợi, vừa là thách thức cho cách mạng Việt Nam. Sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là của Liên Xô và Trung Quốc đã có nhiều ảnh hường tích cực đến cách mạng Việt Nam. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh phát triển mạnh mẽ. Đó là thuận lợi cơ bản cho cách mạng Việt Nam ở cả hai miền.

- Tuy nhiên, sự mâu thuẫn trong phong trào cộng sản mà tâm điểm là quan hệ Liên Xô - Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và cũng ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam.

7.2. Nội dung Đại hội Đảng lần 3 (9/1960)

Chủ tịch Đảng đọc lời khai mạc, nêu rõ “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”10. “Ngày nào mà chưa đuổi được đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam nước ta, chưa giải phóng được miền Nam khỏi ách thống trị tàn bạo của Mỹ - Diệm, thì Nhân dân ta vẫn chưa thể ăn ngon, ngủ yên”11.

Đại hội đề ra năm nhiệm vụ:

1. Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện một bước việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện.

2. Hoàn thành công cuộc cảicách xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tư doanh.

3. Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng kinh tế và công nhân lành nghề, xúc tiến công tác khoa học và kỹ thuật.

4. Cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động. 5. Đi đôi với kết hợp phát triển kinh tế, cần ra sức củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự an ninh, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

10 Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, tập 12, tr.673.11 Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, tập 12, tr.675. 11 Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, tập 12, tr.675.

34

Nghị quyết Đại hội đã xác định: cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội là hai mặt của cách mạng xã hội chủ nghĩa, cải tạo xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ cơ bản, trong đó, cải tạo nông nghiệp là khâu chính của toàn bộ công cuộc cải tạo nhằm tăng năng suất lao lộng, phát triển sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khóa III gồm có 47 ủy viên chính thức và 31 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 11 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. Ban Bí thư gồm có 7 dồng chí. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tiểu kết

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng đánh dấu một bước phát triển mới của cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo. Đại hội đã đề ra được đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và con đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Nghị quyết của Đại hội là nguồn ánh sáng mới, là cơ sở để toàn Đảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà.

- Nhiệm vụ và chiến lược của Đại hội giống với Hội nghị trung ương lần thứ 13 (1/1959).

- Tuy nhiên Đại hội cũng có một số hạn chế, chủ yếu do tư tưởng chủ quan, nóng vội, giáo điều, thể hiện rõ nhất qua việc đề ra phương châm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu quá cao, không tính đến khả năng thực hiện và điều kiện cụ thể của đất nước.

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (14/10/2019), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3, Truy cập từ: https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem- tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/dai-hoi- dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-iii-cua-dang-539220.html.

4. Báo Nhân dân (10/03/2005), Nghị quyết hội nghị Trung ương 15 - một quyết định lịch sử, Truy cập từ: https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/ Nghị-quyết-hội-nghị-Trung- ương-15

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia ,Hà Nội, tr 80-84.

7. Bộ Ngoại giao ( 2002), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.143-l63.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.15.

36

37

Một phần của tài liệu LÀM rõ QUÁ TRÌNH ĐẢNG GIẢI QUYẾT XUNG đột với mỹ TRƯỚC KHI sử DỤNG bạo lực CÁCH MẠNG ( SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ) (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w