CÁC BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG VỐN.

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển công nghiệp ở nước ta ppt (Trang 30 - 35)

1. Ổn định môi trường vĩ mô.

Tạo ra và duy trì triển vọng tăng trưởng nhanh lâu bền, phải giải quyết vấn đề chống lạm phát và ổn định tiền tệ, điều chỉnh tỷ giá hối đoái hợp lý với sự phát triển kinh tế của đất nước.

2. Tạo môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài.

Môi trường pháp lý đối với hoạt động đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động này.

Thứ nhất, có sự đảm bảo pháp lý đối với quyền sở hửu tư nhân và môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Thứ hai, quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Thứ ba, các quy định về thu thuế, mức thuế các loại; giá và thời hạn thuế đất.

3. Xây dựng kết cấu hạ tầng.

Đây là công việc không dễ thực hiện ngay được ngay trong điều kiện tiềm lực kinh tế của Việt Nam. Vì vậy, một mặt chúng ta cần huy động tối đa khả năng của mình, mặt khác cần tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức và chính phủ các nước. khi chưa có đủ điều kiện phát triển đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế thì nên tập trung xây dựng dứt điểm những công trình then chốt của nền kinh tế.

4. Phát triển kinh tế thị trường và thiết lập hệ thống thịtrường đồng bộ. trường đồng bộ.

Nhanh chóng hình thành thị trường tài chính, hoàn thiệ thị trường lao động. .. và phát triển các ngành dịch vụ tài chính ngân hàng, đáp ứng những đòi hỏi bức bách của hoạt động sản xuất kinh doanh.

5. Chú trong đào tạo cán bộ quản lý.

Đào tạo cán bộ quản lý,nhân viên kỹ thuật và tay nghề cho công nhân theo hướng vừa trang bị kiến thức cơ bản, vừa đào toạ chuyên sâu.

6. Cũng cố quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trựctiếp nước ngoài. tiếp nước ngoài.

Nâng cao năng lực quản lý của các cấp, các ngành, các địa phương và đơn vị hợp tác đầu tư với nước ngoài. Phân cấp quản lý chặt chẽ, đồng bộ, đảm bảo sự tập trung thống nhất, khắc phục hiện tượng chia cắt, phan tán. Cải tiến các thủ tục hành chính theo hướng nhanh gọn, hiệu quả, đơn giản hoá các thủ tục tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài.

7. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế cho phù hợp với sự phát triểncủa phân công lao động quốc tế. của phân công lao động quốc tế.

Một cơ cấu kinh tế mới chỉ nên tập trung phát triển mạnh những ngành và lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh.

8. Mở rộng về thông tin trong và ngoài nước:

Nhất là thông tin về kinh tế, thi trường, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ dưới mọi hình thức. Thiết lập một thị trường thông tin công bằng đối với mọi thành viên trong xã hội, đảm bảo quyền được thông tin của mọi người dân và các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

KẾT LUẬN.

Quốc tế hóa đời sống kinh tế là một xu hướng khách quan, là sự phát triểntất yếu của nền sản xuất xã hội, trên cơ sở sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Xu hướng này lôi kéo tất cả các nước trên thế giới, dù muốn hay không cũng phải từng bước hội nhập vào quỹ đạo của nền kinh tế thế giới. Trong quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, hoạt đông đầu tư nước ngoài có vị trí và vai trò ngày càng quan trọng, vó đã và đang là nhân tố cơ bản cấu thành và quy định xu hướng phát triển các quan hệkinh tế quốc tế. Một mặt, đầu tư nước ngoài hiện là hoạt động cơ bản của quan hệ kinh tế quốc tế, mặ khác nó là nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của nước ta.

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, giúp chúng ta đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ của công nhân trong nước, giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động trong nước. Tuy nhiên, khi thực hiện hợp tác với nước ngoài, chúng ta cũng không tránh khỏi mất mát, thiệt hại, chúng ta kém về trình độ quản lý và điều hành vĩ mô.

Cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong những năm tới là rất thuận lợi, về phía chúng ta có cả những lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối . Nhưng để thành công chiến lược thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài, yêu càu chúng ta phải giải quyết nhiều vấn đề bức xúc như việc cải thiện môi trường pháp lý, ổn định kinh tế

vi mô, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài. .. và phải vượt qua được những thách thức đang đặt ra trước chúng ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Giáo trình quản trị kinh doanh – những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam.

[2]. Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư. [3]. Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp. [4]. Giáo trình kinh tế phát triển.

[5]. Sách đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

[6]. Tạp chí công nghiệp : Số 1/ 2000 [7]. Tạp chí công nghiệp: Số 2/2000 [8]. Nghiên cứu kinh tế: Tháng 5 /1998 [9]. Nghiên cứu kinh tế: Tháng 1/1998 [10]. Báo đầu tư: Số 7/2000 [11]. Báo đầu tư: Số 6/2000 [12]. Báo đầu tư: Số 25/2000 [13]. Báo đầu tư: Số 21/2000

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển công nghiệp ở nước ta ppt (Trang 30 - 35)