Nội soi cấp cứu thấy ổ loét hoặc tĩnh mạch thực quản đang chảy máu.

Một phần của tài liệu Bài giảng xuất huyết tiêu hóa trên (Trang 47 - 52)

b. Chẩn đoán XHTH giai đoạn ổn định:

- Dựa vào lâm sàng:

+ Bệnh nhân không nôn ra máu.

+ Tình trạng mạch, huyết áp ổn định. - Dựa vào cận lâm sàng:

+ Số lượng hồng cầu tăng lên sau khi được truyền máu.

+ Nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng: ổ loét không chảy máu.

c. Chẩn đoán XHTH tái phát:

Bệnh nhân đã được điều trị XHTH ổn định vài giờ hoặc vài ngày sau đột nhiên nôn ra máu,đi cầu phân đen, hoặc đột nhiên có dấu hiệu toàn thân của XHTH.

d. Chẩn đoán nguyên nhân

Thường kết hợp triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng như: nội soi, X quang, siêu âm.

Một số nguyên nhân thường gặp:

Loét dạ dày tá tràng

Dựa vào:

- Tiền sử có xuất huyết do loét dạ dày tá tràng hoặc loét dạ dày tá tràng.

- Có triệu chứng lâm sàng của loét dạ dày tá tràng. - Nội soi dạ dày tá tràng

3. ĐIỀU TRỊ

3.1.Nguyên tắc chung:

- Phục hồi lại thể tích máu và hồi sức. - Cầm máu.

- Xử trí nguyên nhân để tránh tái phát.

a. Chảy máu nhẹ:

- Nằm nghỉ tại giường, ăn nhẹ.

- Theo dõi về lâm sàng và các xét nghiệm hàng ngày.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Nội soi dạ dày tá tràng, chụp dạ dày uống baryt, siêu âm bụng.

b. Chảy máu vừa và nặng:

- Nằm đầu thấp

- Làm các xét nghiệm huyết học.

- Truyền dịch và truyền máu: theo WHO (2001) dịch tinh thể và dịchkeo được chỉ định truyền trong chảy máu cấp trước để nâng khối lượngtuần hoàn trước khi truyền máu Dung dịch thường dùng NaCL 9‰, dungdịch cao phân tử như Haes-steril 6% và Glucose 5%. Không dùng Glucose 30% và các thuốc co mạch để nâng huyết áp như Noradrenalin.

Một phần của tài liệu Bài giảng xuất huyết tiêu hóa trên (Trang 47 - 52)