CUỘC ĐỔI MỚI (1975 2018) 1.

Một phần của tài liệu Đề cương lịch sử đảng HK212 (Trang 34)

1.

1.

1.1 XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC 1975-1981 a. Hoàn cảnh lịch sửcủa thời kỳ sau năm 1975: a. Hoàn cảnh lịch sửcủa thời kỳ sau năm 1975:

 Đất nước đã hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

 Đất nước có nhiều thuận lợi với sức mạnh tổng hợp, đồng thời cũng phải khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh.

 Điểm xuất phát của Việt Nam về kinh tế- xã hội còn ở trình độ thấp.

 Điều kiện quốc tế có thuận lợi đồng thời có xuất hiện những khó khăn thách thức mới.

 Các nước xã hội chủ nghĩa bộc lộ những khó khăn về kinh tế - xã hội và sự phát triển.

 Các thế lực thù địch bao vây cấm vận và phá hoại sự phát triển của Việt Nam.

b. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

Đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới: Tổ quốc hoàn toàn độc lập, thống nhất, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ đầu tiên, bức thiết nhất là lãnh đạo thống nhất nước nhà về mặt nhà nước. Cụ thể là thống nhất hai chính quyền khác nhau ở hai miền là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở miền Nam.

Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (8-1975) chủ trương:

 Hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

 Miền Bắc phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

 Miền Nam phải đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 Xúc tiến việc thống nhất nước nhà một cách tích cực và khẩn trương.

Từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị của hai đoàn đại biểu Bắc, Nam đã họp tại Sài Gòn. Hội nghị khẳng định: Nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam là một, nước nhà cần được sớm thống nhất về mặt nhà nước. Tổ chức tổng tuyển cử trên toàn lãnh thổ Việt Nam bầu ra Quốc hội chung cho cả nước vào nửa đầu năm 1976 theo nguyên tắc dân chủ, phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Một phần của tài liệu Đề cương lịch sử đảng HK212 (Trang 34)