Nằm ở phía Nam tỉnh Lào Cai trên độ cao từ 700 đến 900 mét so với mặt nước biển, Văn Bàn là huyện vùng cao, có diện tích lớn thứ 2 trong tỉnh, gồm 12 dân tộc: Kinh, Tày, Mông, Dao, Giáy, Thái, Nùng, Mường, Hoa, Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, đông nhất là dân tộc Tày (chiếm hơn 50%), các dân tộc có số lượng ít là Nùng, Mường, Hoa, Sán Chay, Hà Nhì. Đặc biệt, Văn Bàn là nơi duy nhất của tỉnh Lào Cai có dân tộc Mông Xanh - một trong 4 ngành của dân tộc Mông cư trú ở Việt Nam.
Phía đông huyện Văn Bàn giáp danh với huyện Bảo Yên - Lào Cai; phía tây giáp với huyện Mù Cang Chải - Yên Bái, huyện Than Uyên - Lai Châu; phía nam giáp với huyện Văn Yên - Yên Bái; phía bắc giáp với huyện Sa Pa - Lào Cai, huyện Bảo Thắng - Lào Cai. Toàn huyện có 1 thị trấn và 22 xã, có diện tích tự nhiên là 142.608,29 ha, khoảng 78.602 người với gần 16.434 hộ. Nằm giữa hai dãy núi lớn là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi, có sông Hồng chảy qua và nhiều ngòi suối chằng chịt, địa hình Văn Bàn tương đối phức tạp với nhiều đỉnh cao trên 2000 mét như đỉnh Lùng Cúng (2.913m), đỉnh Xi-giơ-pao (2.876m), đỉnh Bá Muông (2.500m), đỉnh Pú Một (2.132m), đỉnh Gia Lan hùng vĩ gắn với khu du kích Gia Lan, vùng chiến khu Nà Chuồng thời kháng chiến chống Pháp. Văn Bàn có hệ thống sông suối chằng chịt tiêu biểu là suối Chăn - con suối lớn nhất huyện chạy dọc các xã trong huyện từ phía
Tây sang phía Đông và chảy ra sông Hồng. Suối Chăn có độc dốc lớn là nguồn năng lượng vô tận thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện nhỏ ở địa phương và cũng là điều kiện cho phát triển thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, đã có 3 thủy điện : Nậm Xé, Hòa Mạc, Cửa Nhù được xây dựng dựa trên sức nước của suối Chăn. Ngoài ra, huyện Văn Bàn còn có 1 số thủy điện nhỏ khác xây dựng trên các con suối khác trong huyện như: Nậm Xây, Liêm Phú, Nậm Tha. Văn Bàn có nhiều tài nguyên khoáng sản như: sắt (Sơn Thuỷ), than (Chiềng Ken), penspat (Khánh Yên), vàng (Minh Lương). Đặc biệt Văn Bàn có diện tích rừng pơ mu lớn nhất toàn quốc. Đó là cơ sở để phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung (như vùng quế Nậm Tha, thảo quả Nậm Chày, hồng Tân An, đỗ tương Hoà Mạc), công nghiệp chế biến lâm sản (gỗ pơ mu, giấy) phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Văn Bàn là trung tâm của mỏ sắt của Lào Cai với trữ lượng trên 500 triệu tấn đã có dự án đầu tư khai thác tạo nguyên liệu cho ngành công nghiệp thép Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá và quá trình hình thành cụm đô thị công nghiệp khai thác lớn của tỉnh Lào Cai trong đầu thế kỷ XXI này.
Với những đặc điểm về kinh tế và xã hội nêu trên NHNo&PTNT huyện Văn Bàn có nhiều cơ hội để phát triển xong cũng gặp rất nhiều khó khăn, thử thách.
2.1.3.1 Thuận lợi
- Tình hình chính trị, kinh tế xã hội trên địa bàn ổn định giúp cho người dân có cơ hội đầu tư, có cơ hội phát triển sản xuất tạo điều kiện thuận để ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay và huy động vốn.
- Dưới sự lãnh đạo của NHNo&PTNT tỉnh, huyện uỷ, UBND huyện Văn Bàn để tiếp tục thực hiện quyết định 67/TTg của thủ tướng chính phủ, NHNo huyện Văn Bàn đã phối hợp với các xã triển khai sâu rộng chủ trương của Đảng và Nhà nước về vay vốn ngân hàng, tổ chức họp dân và thành lập được 224 tổ vay vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải ngân và đôn đốc hu nợ đến hạn, giảm nợ quá hạn, thu lãi.
- Sau nhiều năm được mùa, giá cả ổn định nhân dân đã phấn khởi và chủ động vay vốn ngân hàng.
- Lãi suất cho vay phù hợp đã khuyến khích người dân mạnh dạn vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
- Là chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh duy nhất nên NHNo&PTNT Văn Bàn không phải cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn....
2.1.3.2 Khó khăn
- Là một huyện miền núi , kinh tế có phát triển xong chủ yếu là tự sản, tự tiêu, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ.
- Người dân chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng, món vay nhỏ, lẻ tẻ làm cho chi phí giao dịch cao...
- Địa hình còn nhiều hạn chế cho sự phat triển kinh tế.