Để thực sự Khu du lịch Văn Thánh hoạt động có hiệu quả, không chỉ nội tại Ban Quản lý ở Văn Thánh mà còn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành của tổng thể Khu du lịch Bình Quới, các cấp chính quyền thành phố. Cần có những giải pháp cụ thể và thiết thực để phát triển du lịch của thành phố, từ đó sẽ phân phối được lượng khách cho các khu, điểm du lịch trong thành phố.
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về phát triển du lịch của thnh phố từ nay đến năm 2015 và định hướng đến 2020. Vận động các thành phần kinh tế và nhân dân tham gia phát triển du lịch. Trong đó, cần giáo dục, tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và giữ gìn cảnh quan môi trường, các di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh người dân thành phố.
Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch trong thành phố, trong nước và kể cả nước ngoài. Tổ chức hợp tác quốc tế, phát triển du lịch.
2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lí quy hoạCh:
Khẩn trương rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể du lịch của thnh phố để có cơ sở pháp lí lập quy hoạch và dự án đầu tư vào các khu, điểm du lịch theo quy định.
Từ nay đến năm 2010, hoàn thành công tác quy hoạch các khu, điểm, hạng mục công trình, dịch vụ đã được xác định trong quy hoạch tổng thể…để có cơ sở pháp lí lập dự án đầu tư và thu hút đầu tư vào Khu du lịch Văn Thánh.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch sau khi được phê duyệt, quản lí chặt chẽ hoạt động của các nhà đầu tư sau khi theo dự án được duyệt.
3. Đầu tư cơ sở vật chất – kĩ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch.
Đầu tư xây dựng tốt và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật ổn định. Có các chính sách phát triển kinh tế hợp lí.
4. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch
Thực hiện tốt Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 về quy chế bảo vệ môi trường và chỉ thị 07/CT-TTg ngày 30/3/2000 của Thủ Tướng Chính Phủ về vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch, thường xuyên đưa vào kế hoạch về nhiệm vụ bảo vệ môi trường du lịch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường các khu, điểm du lịch.
Xây dựng quy chế bảo vệ môi trường tại Khu du lịch Văn Thánh, từng điểm, từng khu tham quan du lịch phải có bộ phận thu gom và xử lý rác thải, chất thải.
đổi hệ sinh thái, thay đổi kiến tạo tự nhiên.
Hạn chế sử dụng các phương tiện cơ giới, giảm mức xả thải vào môi trường.
Việc quy hoạch, xây dựng các công trình kiến trúc, hạ tầng càng gần với thiên nhiên càng hợp lí. Các công trình phải có cấu tạo, hình dáng hài hòa với tổng thể môi trường xung quanh.
Cấm các hàng quán nhỏ lẻ sau cổng khu du lịch, quy hoạch chặt chẽ, kiểm tra nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường.
Đảm bảo nguồn nước sạch cho khu vực. Tránh không xả thải các chất thải từ hoạt động du lịch trực tiếp vào hồ cá.
5. An ninh, an toàn và hợp tác quốc tế về du lịch:
Tăng cường phố hợp liên ngành, các cấp chính quyền để làm tốt công tác giữ gìn an ninh, an toàn, văn minh cho khách du lịch và các hoạt động du lịch. Xử lý nghiêm các hành vi cướp giật, hành hung, lừa đảo khách du lịch. Tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh lữ hành, các địa phương có điểm du lịch, khu du lịch, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch cần chú trọng hướng dẫn khách tôn trọng pháp luật.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch, các tổ cơ quan, đơn vị và cộng đồng dân cư trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
Mở rộng hợp tác phát triển du lịch giữa các trung tâm du lịch trong cả nước. Phối hợp với chính quyền địa phương và lực lượng tại chỗ đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, ngăn chặn việc bán hàng rong, ăn xin, móc túi…bảo vệ tốt khu du lịch.