từ trên cao mà lập luận về những con đường và vận mệnh của tổ quốc, chứ không phải về những giai cấp riêng biệt đang đi theo một con đường nào đó; những lập luận của tác giả mà càng cụ thể thì lại càng không thể đứng trên những luận điểm chung chung trừu tượng mà giải thích những principia của chủ nghĩa Mác được, và lại càng cần thiết phải đưa ra những điều chỉ dẫn rõ ràng về địa vị nào đấy của những giai cấp nào đấy trong xã hội Nga, về mối quan hệ qua lại nào đấy giữa những hình thức khác nhau của Plusmacherei với những lợi ích của những người sản xuất.
Cho nên, chúng tôi thấy rằng không phải là hoàn toàn không đúng chỗ, nếu thử tìm cách bổ sung và giải thích những luận điểm của tác giả, theo dõi từng bước sự trình bày của ông ta, để vạch rõ được sự cần thiết phải đặt các vấn đề theo một cách khác, sự cần thiết phải áp dụng học thuyết mâu thuẫn giai cấp một cách triệt để hơn.
Còn những chỗ ông Xtơ-ru-vê đã trực tiếp xa rời chủ nghĩa Mác, ― trong các vấn đề nhà nước, nhân khẩu thừa, thị trường trong nước, ― thì chúng tôi đã nói đến đầy đủ rồi.
VI
Ngoài việc phê phán nội dung lý luận của chủ nghĩa dân tuý, quyển sách của ông Xtơ-ru-vê còn chứa đựng một vài nhận xét về chính sách kinh tế của phái dân tuý. Mặc dầu tác giả chỉ nói lướt qua và đã không phát triển những nhận xét đó, nhưng chúng tôi cũng không thể không nói về những nhận xét đó, để tránh mọi sự hiểu lầm.
Trong những nhận xét ấy, ta thấy có những điều nêu lên tính chất "hợp lý", tiến bộ, "khôn ngoan", v. v., của chính sách
của phái tự do, nghĩa là chính sách của giai cấp tư sản, so với chính sách của phái dân tuý
.
Rõ ràng là tác giả muốn đối chiếu hai chính sách dựa trên cơ sở những quan hệ hiện có, ― và theo ý nghĩađó mà xét thì ta thấy tác giả đã chỉ ra rất đúng rằng chính sách "khôn ngoan" là chính sách phát triển chủ nghĩa tư bản, chứ không phải chính sách cản trở chủ nghĩa đó; ― "khôn ngoan" đây, dĩ nhiên, không phải vì trong khi chính sách đó phục vụ giai cấp tư sản thì đồng thời nó làm cho người sản xuất ngày càng lệ thuộc thêm vào giai cấp tư sản [giống như lời giải thích mà những kẻ "khờ khạo" hay bọn "làm trò ảo thuật" thuộc đủ mọi loại vẫn cố đưa ra], mà là vì trong khi nó làm cho những quan hệ tư bản chủ nghĩa trở nên ngày càng sâu sắc thêm và thuần tuý thêm, thì đồng thời nó soi sáng đầu óc của người duy nhất có khả năng thay đổi được tình thế và cởi trói cho người đó.
*Tuy nhiên, chúng tôi cần phải vạch ra rằng luận điểm hoàn toàn đúng đó đã được ông Xtơ-ru-vê nêu ra một cách vụng về; do chỗ ông ta thích sự trừu tượng, nên ông ta đã nêu luận điểm đó một cách khiến cho đôi lúc người ta muốn nói với ông ta: hãy để cho người chết chôn người chết. Nước Nga chưa bao giờ thiếu những người đem toàn tâm toàn ý ra sáng lập những lý luận và những cương lĩnh phản ánh lợi ích
________________________________________________________ _
* Chúng tôi xin dẫn ra một vài thí dụ điển hình về những ý kiến nhận xé t đó : "Nếu nhà nước .. . muố n củ n g c ố c hế độ sở hữu ít r u ộ ng
đất, chứ không phải chế độ sở hữu nhiều ruộng đất thì trong điều kiện kinh tế hiện nay, nó có thể đạt tới mục đích đó, nhưng không phải bằng cách đi tìm kiếm trong nội bộ nông dân một sự bình đẳng kinh tế huyền ảo, mà chỉ bằng cách duy nhất là ủng hộ những phần tử nào trong nông dân có sức sống mạnh mẽ, bằng cách dùng những phần tử này mà tạo ra một tầng lớp nông dân mạnh về mặt kinh tế" (240). "Tôi không thể không nhận thấy rằng chính sách nhằm tạo ra một tầng lớp nông dân như thế (tức là: "mạnh về mặt kinh tế, thích ứng với nền sản xuất hàng hoá") sẽ là chính sách duy nhất khôn ngoan và tiến bộ" (281). "Nước Nga, từ một nước tư bản chủ nghĩa nghèo, phải trở thành một nước tư bản chủ nghĩa giàu có" (250), và vân vân, cho đến câu kết luận cuối cùng: "chúng ta hãy học hỏi chủ nghĩa tư bản".
của giai cấp tư sản Nga, phản ánh cái "nghĩa vụ" của tư bản lớn và mạnh là phải đè bẹp tư bản nhỏ và tiêu diệt những
hình thức bóc lột nguyên thuỷ và gia trưởng của tư bản nhỏ. Lần này nữa, nếu tác giả đã nhất nhất theo đúng những yêu cầu của "học thuyết" mác-xít tức là học thuyết đòi hỏi phải quy sự trình bày thành việc nêu ra cho được cái quá trình thực tế, học thuyết buộc người ta phải vạch ra những mâu thuẫn giai cấp đã bị tất cả những hình thức của một chính sách "khôn ngoan", "hợp lý" và tiến bộ, che giấu đi, ― nếu tác giả làm như thế thì có lẽ tác giả đã nêu tư tưởng của mình lên một cách khác và đặt vấn đề theo một cách khác. Tác giả có lẽ đã đem so sánh những tài liệu thực tế về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga với những lý luận và những cương lĩnh của phái tự do, nghĩa là của giai cấp tư sản, tức là những lý luận và cương lĩnh, sau cuộc cải cách vĩ đại, đã nảy sinh ra như nấm sau một trận mưa. Làm như thế, tác giả có lẽ đã chứng minh được, qua thí dụ nước Nga, mối liên hệ giữa những tư tưởng xã hội với sự phát triển kinh tế, mối liên hệ mà ông ta đã chứng minh trong các chương đầu, mối liên hệ chỉ có thể được xác định dứt khoát bằng sự phân tích theo chủ nghĩa duy vật những số liệu về nước Nga. Hai là, làm như thế, tác giả có lẽ đã chỉ rõ sự ngây ngô của những người dân tuý, họ đang công kích, trong các xuất bản phẩm của họ, các lý luận tư sản, làm như thể các lý luận ấy chỉ đại biểu cho những lập luận sai lầm, chứ không đại biểu cho lợi ích của một giai cấp hùng mạnh, cho nên nếu khuyên bảo giai cấp ấy thì đó là một việc làm ngu xuẩn, và chỉ có lực lượng to lớn của một giai cấp khác mới có thể "thuyết phục" được giai cấp ấy mà thôi. Ba là, như thế thì tác giả có lẽ đã chỉ rõ cho người ta thấy rằng ở nước ta giai cấp nào thực sự quyết định vấn đề "nghĩa vụ" và "sự tiến bộ", và chỉ rõ cho người ta thấy rằng những người dân tuý đó bàn phiếm về "con đường" "cần được lựa chọn" thì thật là đáng tức cười biết chừng nào.
Các ngài dân tuý rất lấy làm thích thú chộp lấy những lời lẽ đó của ông Xtơ-ru-vê, họ hý hửng rằng việc trình bày
những lời lẽ đó ra một cách vụng về như thế đã giúp cho các nhà kinh tế tư sản (như ông I-an-giun) và các nhà tư tưởng của chế độ nông nô (như ông Gô-lô-vin) có thể bám vào những câu riêng lẻ đã bị tách khỏi toàn văn. Chúng ta đã thấy những thiếu sót trong sự trình bày của ông Xtơ-ru-vê là ở chỗ nào rồi, những thiếu sót đã khiến cho những địch thủ của ông ta nắm ngay lấy để chống lại ông ta.
Vì tác giả đã mưu toan phê phán chủ nghĩa dân tuý coi nó chỉ đơn thuần là một thứ lý luận vạch ra một cách sai lầm những con đường mà tổ quốc
phải theo, cho nên ông ta đã đi đến chỗ trình bày không rõ thái độ của ông đối với "chính sách kinh tế" của chủ nghĩa dân tuý. Người ta có thể cho như vậy là phủ nhận toàn bộ chính sách ấy, chứ không phải chỉ phủ nhận một nửa chính sách ấy. Cho nên chúng tôi cần phải bàn về điểm đó.
Triết lý về khả năng tìm ra "những con đường khác cho tổ quốc", đó chỉ là hình thức bề ngoài của chủ nghĩa dân tuý thôi. Còn nội dung của nó thì chính là ở chỗ nó đại biểu cho lợi ích và quan điểm của người tiểu sản xuất, người tiểu tư sản Nga. Bởi vậy về mặt lý luận, người dân tuý là một chàng Gia-nu-xơ139 có một mặt ngoảnh về quá khứ và một mặt hướng về tương lai, chẳng khác gì trong đời sống thực tế, người tiểu sản xuất cũng là Gia-nu-xơ, anh ta muốn củng cố nền kinh tế nhỏ của mình, không hề biết gì, cũng không muốn biết gì về chế độ kinh tế chung và về sự cần thiết phải tính đến cái giai cấp đang chi phối chế độ đó, nên anh ta ngoảnh một mặt về quá khứ, còn một mặt thì hướng về tương lai, nghĩa là anh ta trở thành thù nghịch với chủ nghĩa tư bản đang làm cho anh ta phá sản.
________________________________________________________ _
* Tác giả bài "Những ý kiến phê phán" vạch rõ cơ sở kinh tế của chủ nghĩa dân tuý (tr. 166 - 167), nhưng theo ý chúng tôi thì những điều ông vạch ra vẫn chưa được đầy đủ.
Do đó thấy rằng nếu vứt bỏ một cách không có suy xét, toàn bộ cương lĩnh dân tuý thì thật là hoàn toàn sai. Cần
phải phân biệt rạch ròi giữa mặt phản động của nó với mặt tiến bộ của nó. Chủ nghĩa dân tuý là phản động, vì nó chủ trương thi hành những biện pháp nhằm cột chặt người nông dân vào ruộng đất và vào những phương thức sản xuất cũ như: chế độ không được chuyển nhượng những phần ruộng được chia, v. v., vì nó muốn kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tiền tệ và vì nó trông mong ở "xã hội" và ở hoạt động của những đại biểu của chế độ quan liêu, không phải là những sự cải thiện bộ phận, mà lại là một sự thay đổi đường lối (chẳng hạn như ông I-u-gia-cốp đã viết trong số 7 tạp chí "Của cải nước Nga", 1894, một bài nói về chế độ cày chung, do một viên quan của Hội đồng địa phương dự thảo ra, và ông I-u-gia-cốp đã bỏ công ra sửa chữa những bản dự thảo đó). Đương nhiên là cần phải cương quyết đả phá những điểm đó của cương lĩnh dân tuý. Nhưng cương lĩnh này còn có nhiều điểm khác, như thực hiện chế độ tự quản, làm cho "nhân dân" được học tập một cách tự do và rộng rãi, "chấn hưng" nền kinh tế "nhân dân" (nghĩa là nền tiểu sản xuất) bằng những tín dụng nhẹ lãi, bằng những cải tiến kỹ thuật, bằng cách chỉnh đốn thị trường tiêu thụ một cách tốt hơn, v. v., v. v., v. v. Những biện pháp dân chủ chung như thế quả là có tính chất tiến bộ, điều đó chính ngay ông Xtơ-ru-vê cũng hoàn toàn thừa nhận. Những biện pháp ấy chẳng những không hề cản trở sự phát triển kinh tế của nước Nga theo con đường tư bản chủ nghĩa, mà chỉ sẽ đẩy nhanh sự phát triển đó mà thôi, những biện pháp ấy sẽ đẩy nhanh sự hình thành của thị trường trong nước, đẩy nhanh sự phát triển của kỹ thuật và của nền công nghiệp cơ khí bằng cách cải thiện đời sống của người lao động và
________________________________________________________ _
* Ông Xtơ-ru-vê nói rất đúng rằng những biện pháp ấy sẽ chỉ làm "thoả mãn những ước mơ nồng nhiệt của một số địa chủ Tây Âu và Nga, là những kẻ vẫn hằng ước ao có được những người cố nông gắn chặt vào ruộng đất" (279).
bằng cách nâng cao mức nhu cầu của họ lên; những biện pháp ấy sẽ đẩy nhanh và tạo điều kiện cho tư tưởng độc lập và hành động độc lập của người lao động được phát triển dễ dàng.
Phải chăng câu hỏi duy nhất có thể đặt ra ở đây là như sau: về những biện pháp quả là đáng mong muốn đó thì những người dân tuý hay những nhà chính luận à la ông A.Xcơ-voóc- txốp, ai là người đã nêu lên được một cách tốt hơn, đúng đắn hơn, vì Xcơ-voóc-txốp cũng là người đã gân cổ lên mà ủng hộ tiến bộ kỹ thuật và đã được ông Xtơ-ru-vê hết sức đồng tình? Tôi thấy hình như đứng trên quan điểm mác-xít mà xét thì chắc hẳn là vềmặt đó, chủ nghĩa dân tuý nhất định phải được người ta thích hơn. Đối với lợi ích của toàn thể giai cấp những người sản xuất nhỏ, tức là giai cấp tiểu tư sản thì những biện pháp của những người như ông Xcơ-voóc-txốp cũng chẳng khác gì cương lĩnh của nhóm "Tin tức Mát-xcơ-va" đối với lợi ích của giai cấp đại tư sản. Những biện pháp đó không phải được đề ra để áp dụng cho tất cả mọi người
, mà là cho một số ít người được lựa chọn, đáng được các nhà chức trách chú ý đến. Cuối cùng, những biện pháp ấy thật là hết sức thô bạo, vì những biện pháp ấy bao gồm cả sự can thiệp theo lối cảnh sát vào nền kinh tế nông dân. Nhìn toàn bộ mà xét thì những biện pháp ấy không mang lại một đảm bảo đáng kể nào cũng như một khả năng nào cho "tiến bộ sản xuất của nền kinh tế nông dân".
Về mặt đó, những người dân tuý hiểu lợi ích của những người sản xuất nhỏ một cách đúng đắn hơn rất nhiều và đại biểu cho những lợi ích đó một cách đúng đắn hơn rất nhiều cho nên những người mác-xít, sau khi đã vứt bỏ
________________________________________________________ _
tất cả những gì là phản động trong cương lĩnh của phái dân tuý thì không những phải chấp nhận những điểm có
tính chất dân chủ chung của cương lĩnh đó, mà còn phải phát triển những điểm đó thêm nữa, chính xác hơn nữa, sâu sắc hơn nữa. ở Nga, những cải cách ấy càng kiên quyết bao nhiêu, càng nâng cao mức sống của quần chúng cần lao lên bao nhiêu thì sự đối lập quan trọng nhất và cơ bản (ngay từ bây giờ) về mặt xã hội trong đời sống Nga, sẽ lại càng lộ ra một cách rõ rệt hơn và nổi bật hơn bấy nhiêu. Những người mác-xít không những đã không "cắt đứt sợi dây dân chủ" hay là trào lưu dân chủ, như ông V. V. đã vu khống, mà trái lại, họ muốn cho trào lưu ấy phát triển và trở nên vững mạnh, muốn làm cho "sợi dây" đó gần gũi với cuộc sống, lượm lấy "sợi dây" đã bị "xã hội và "giới trí thức"
vứt bỏ. Không được vứt bỏ "sợi dây" ấy, mà trái lại phải củng cố nó, ― yêu cầu đó quyết không phải là ngẫu nhiên nảy sinh ra từ tâm trạng của cá nhân những "người mác-xít" này hay những "người mác-xít" khác; yêu cầu đó tất yếu là xuất phát từ địa vị và lợi ích của giai cấp mà họ muốn phục vụ; yêu cầu đó là do những yêu cầu cơ bản của "học thuyết" của họ đã quy định ra một cách tất yếu và tuyệt đối. Vì những lý do dễ hiểu, ở đây tôi không thể dừng lại để phân tích phần đầu của luận điểm đó, tức là dừng lại để nhận định "địa vị" và "lợi ích"; về mặt này có lẽ sự thật tự nó cũng đã nói rõ ràng rồi. Tôi
________________________________________________________ _
* "Tuần lễ", 1894, số 47, ông V. V. viết: "Trong thời kỳ lịch sử nước ta sau cuộc cải cách thì nhữ ng quan hệ xã hội, v ề một vài phương diện nào đó, đều gần giống với nhữ ng quan hệ xã hội của Tây Âu ở chỗ có một tinh thầ n dân chủ tích cực trong thời kỳ xảy ra những cuộc đấu tranh chính trị và tâ m trạng lãnh đạm về mặt xã hội sau những cuộc đấu tranh chính trị nói trên". Trong chương I, chúng tôi đã cố chứng minh rằng "tâm trạng lãnh đạm" đó không phải là ngẫu nhiên, mà là kết quả tất nhiên của địa vị và lợi ích của cái giai cấp đã sản sinh ra những đạ i biểu của "xã hội" ấy; và bên cạnh những điều bất lợi mà những quan hệ hiện thời đã đem đến cho giai cấp đó, giai cấp đó lại còn được hưởng những điều lợi khá