Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 38 - 42)

- Vùng phủ sóng truyềnhình số mặt đất đã đạt 80% dân cư Nếu tính cả phủ sóng truyền hình số vệ tinh thì 100% dân cư đã thu xem được truyền hình số.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk

Với những điều kiện về địa lí, dân số, văn hóa, kinh tế - xã hội của Tỉnh Đắk Lắk, đặt ra cơ hội và thách thức cho hệ thống phát thanh và truyền hình trong việc định hướng phát triển tương lai, góp phần điều hành, quản bá, phát triển kinh tế của Tỉnh một cách toàn diện. Đặc biệt, hệ thống phát thanh và truyền hình cần định hướng sản xuất các chương trình truyền dẫn số hoá, truyền tải chất lượng hình ảnh tốt nhất về văn hóa - xã hội quảng bá tạo điều kiện phát triển du lịch, quảng bá thương hiệu sản xuất công nghiệp chất lượng

cao, lâm nghiêp, bên cạnh đó cần tạo điều kiện xã hội hóa ngành truyền hình nhất là trong việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn.

Định hướng phát triển: nhìn từ kinh nghiệm của VTV và những vấn đề đặt ra trong thực tiễn của Đài PT - TH tỉnh Đắk Lắk cần xây dựng định hướng phát triển giai đoạn 2021-2025, với những nội dung sau:

- Đổi mới hoạt động của DRT nhằm thực hiện tốt hơn vai trò cơ quan báo chí chủ lực của tỉnh; là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tửởng quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và diễn đàn của Nhân dân trong tỉnh, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Tỉnh ủy, chỉ đạo, quản lý trực tiếp của UBND tỉnh; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật và phát triển bền vững.

- Phát triển DRT đi đôi với quản lý tốt, chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết tập hợp quần chúng, tạo đồng thuận trong xã hội, định hướng tư tưởng và thẩm mỹ, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Đắk Lắk nói riêng và của đất

nước nói chung.

- Ngoài cơ chế, chính sách và tạo điều kiện cần thiết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, DRTcần tăng cường huy động nguồn lực phát triển, nhưng phải bảo đảm đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động và tuân thủ pháp luật, không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, sáng tạo nhiều tác phẩm báo chí đa dạng, độc đáo, đặc sắc và mang tính nhân văn sâu sắc, nhằm cung cấp dịch vụ sự nghiệp công có chất lượng, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền và đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí ngày càng cao và đa dạng của Nhân dân.

- Phát triển DRT phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ và thông tin, truyền thông thế giới. Kết hợp chặt chẽ hai loại hình báo chí (báo nói, báo hình) đồng thời phát huy lợi thế của các phương tiện, dịch vụ thông tin

Internet, nhằm chủ động cung cấp thông tin chính thống, có định hướng, tăng diện bao phủ toàn tỉnh, khu vực và cả nước; hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng.

Đổi mới và phát triển DRT trở thành một cơ quan báo chí hiện đại, uy tín và có tầm ảnh hưởng sâu rộng ở khu vựcmiền Trung và Tây Nguyên, góp phần quan trọng vào sự phát triển của tỉnh, của đất nước và sự phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam; giúp cho DRT vượt qua mọi khó khăn, thách thức, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng sản phẩm báo chí,vươn lên tự chủ với loại hình “đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo

chi thường xuyên”, cung cấp dịch vụ công đạt chất lượng cao,thực hiện tốt

nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền đước tỉnh giao và đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí ngày càng cao và đa dạng của Nhân dân; tăng trưởng nguồn thu, nguồn tài chính vững mạnh, ổn định và tăng thu nhập cho viên chức, người lao động và đóng góp tích cực vào sự phát triển nghiệp phát thanh - truyền hình và nền báo chí cách mạng Việt Nam.

-Về tổ chức sản xuất và truyền dẫn, phát sóng, đăng tải chương trình:

+ Từ năm 2021 đến năm 2022: Ổn định thời lượng sản xuất và các hình thức phát sóng, đăng tải kênh phát thanh và kênh truyền hình như hiện nay.

+ Từ năm 2023 đến năm 2025: Từng bước tăng thời lượng sản xuất, phát sóng kênh Phát thanh lên 19 giờ/ngày và Kênh truyền hình Đắk Lắk lên 24 giờ/ngày; mở rộng vùng phủ sóng kênh phát thanh, kênh truyền hình hiệu quả theo hướng truyền thông đa phương tiện, đa nền tảng.

-Về chất lượng chương trình phát thanh, truyền hình: Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình phát thanh, truyền hình, phấn đấu đến cuối năm 2022, Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk trở thành Đài PT-TH địa phương có chương trình phát thanh, truyền hình hấp dẫn hàng đầu khu vực Tây Nguyên và đến năm 2025, Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk là một

trong 05 Đài PT-TH địa phương có chương trình hấp dẫn, độc đáo, đặc sắc, thu hút công chúng nhiều nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

- Về mô hình tổ chức hoạt động, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực:

Đổi mới, xây dựngmô hình tổ chức hoạt độnggắn với đổi mới mô hình thu thập, xử lý và phân phối tin tức hiệu quả, phù hợp với Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 và đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, giúp cho DRT vượt qua khó khăn, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả và đảm bảo đến năm 2025, tất cả viên chức, người lao động của DRT có khả năng làm việc chuyên nghiệp trong môi trường số hóa.

Tiểu kết chương 1:

Chương 1 nghiên cứu Quan điểm, Nghị quyết, Quyết định về chính sách số hóa và truyển đổi số. Nghiên cứu các cơ sở lý luận, mô hình thực hiện chính sách số hóa và chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền hình.Tổng quan về truyền hình số theo xu thế chung của thế giới, mở ra góc nhình về phương thức sản xuất và lực lượng sản xuất trong thời kỳ số hóa và chuyển đổi số. Phân tích, khảo sát, nghiên cứu các mô hình số hóa và chuyển đổi số trong truyền hình thông qua mô hình của các đài truyền hình như VTV, Lào Cai TV… Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm để PT-TH Đắk Lắk thực hiện tốt hơn công cuộc số hóa và chuyển đổi số.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang tập trung thực hiện chính sách chuyển đổi số chuyển đổi số quốc gia, với nhiều định hướng và ban hành nhiều văn bản, quyết định có liên quan đến công tác phát sóng truyền hình số mặt đất. Các Tỉnh, Thành địa phương cũng đang tập trung nghiên cứu, lựa chọn và ban hành quyết định chính sách phù hợp, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số truyền hình trên địa bàn và khu vực.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SỐ HÓA TRUYỀN DẪN,PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w