Phân loại và tính giá NVL CCDC

Một phần của tài liệu Đề tài " "Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng" pps (Trang 32 - 33)

III. HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CCDC TẠI CÔNG TY DRC

1. Phân loại và tính giá NVL CCDC

a. Phân loại NVL - CCDC:

Với sản phẩm chính là săm lốp các loại: Công ty cần nhu cầu NVL là rất lớn . Mỗi loại NVL có tác dụng khác nhau trong quá trình tạo sản phẩm. NVL tại công ty được phân chia theo tác dụng của nó với quá trình sản xuất.

* Nguyên vật liệu chính:

Đây là loại NVL có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm, nó chiếm 90% kết cấu sản phẩm và 75% giá trị sản phẩm. NVL chính của công ty bao gồm:

- Cao su tự nhiên, cao su tổng hợp CKC, coa su BR 1712, cao su tái sinh.

- Hoá chất: FLEXION 3P, VUN KALEN - G, SILICOL, CaCO3, cao kanh, than đen, xăng công nghệ.

- Vỏ mành xe đạp , hon da, vải chapor bọc lốp vải mành ôtô. - Thép tanh xe đạp, hon da, ôtô, màng lưu hoá ôtô.

- NVL chính này sau khi qua các công đoạn sơ luyện, hỗn luyện sẽ được dùng vào sản xuất thành hình lốp.

* Nguyên vật liệu phụ:

Ngoài NVL chính tạo ra sản phẩm, để sản phẩm hoàn thiện cần phải cso NVL phụ tại công ty bao gồm:

- Phiếu kiểm tra, bảo hành sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa, bao bì sản phẩm. - Băng keo, móc nhôm, đai, muối, oxy, axetien, mảnh hoa nhôm.

- Dầu HĐ, dầu BS, dầu CZ, mỡ. * Nhiên liệu:

Là vật liệu tạo ra nhiệt năng để làm ra sản phẩm của lò hơi. Nhiên liệu tại công ty: dầu diezen, dầu mazut, xăng.

* Phụ tùng thay thế:

Dùng để thay thế sửa chữa cho phụ tùng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, CCDC tạo ra sự an toàn, liên tục vận hành máy móc thiết bị, phương tiện đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh như: bulông, ốc vít, aptomat, khởi động từ... và các phương tiện thay thế khác.

* Phế liệu:

Gồm các NVL bị loại bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh như: cao su thải, sắt thép vụn...

b. Tính giá NVL nhập kho:

Tại Công ty Cao Su Đà Nẵng - Nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế của giá NVL nhập kho. Tuỳ theo từng hình thức nhập kho cũng như nguồn gốc NVL tại công ty có các tính toán khác nhau.

* Đối với NVL mua ngoài:

Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, hoá đơn hoặc chứng từ về chi phí thu mua với hàng hóa trong nước, tờ khai hải quan, phí bảo hiểm, thuế nhập khẩu, mà kế toán NVL tiến hành tính giá.

Giá thực tế NVL = giá ghi trên hoá đơn + Giá chi phí mua thực tế (giá chưa có thuế GTGT)

Với chi phí mua gồm: Vận chuyển chi phí mua vật tư, chi phí khác. - Nguyên vật liệu mua do nhập khẩu:

Giá thực tế NVL = giá nhập khẩu x Tỷ giá thực tế + thuế nhập khẩu + CP mua. Với chi phí mua gồm: chi phí Vận chuyển + chi phí giao nhận hàng hóa nhập khẩu + chi phí mua vật tư (lương cán bộ vật tư).

+ Chi phí khác: (như bảo hiểm, bốc xếp, chi phí hao hụt vật tư). * Đối với NVL tự chế biến:

Giá thực tế NVL = giá của NVL xuất chế biến + Chi phí chế biến.

Với chi phí chế biến gồm: lương công nhân chế biến, phí bốc vác, tham gia gia công chế biến.

* Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến:

Tại công ty có một số NVL phải thuê ngoài gia công chế biến: màng lưu hoá, băng tải, mặt lốp, cao su butyl.

Giá thực tế NVL thuê ngoài gia công chế biến = giá thực tế NVL chế biến + Chi phí vận chuyển NVL đến nợ chế biến và từ nơi chế biến về công ty + tiền thuê ngoài gia công chế biến.

c. Tính giá NVL xuất kho :

Để thuận tiện cho việc tính giá xuất kho NVL, tại Công ty thực hiện việc tính giá xuất kho NVL vào giá bình quân cuối tháng.

Hàng tháng sau khi thu nhập chứng từ, các chi phí liên quan đến NVL nhập kho. Kế toán tiến hành tính giá NVL nhập kho rồi tiến hành tính giá xuất kho NVL.

Giá thực tế bình quân = Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + Tổng giá thực tế NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Tổng số lượng tế NVL nhập trong kỳ

Do đó: đơn giá thực tế NVL xuất trong kỳ = đơn giá thực tế bình quân x số lượng xuất trong kỳ.

Một phần của tài liệu Đề tài " "Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng" pps (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w