Tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông vận tả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do việt nam hàn quốc tới đầu tư hạ tầng của các công ty logistics việt nam (Trang 78 - 79)

Phát triển mạng lưới đường sắt liên kết với các cảng biển và quốc gia có cùng chung biên giới, thúc đẩy hội nhập quốc tế phấn đấu hoàn thành xây dựng mới tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và Đồng Đăng- Hà Nội. phát triển mạng lưới đường sắt đô thị làm nòng cốt trong vận tải công cộng tại các thành phố lớn, trước mắt ưu tiên thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Liên kết với các trung tâm phân phối hàng hoa lớn, cảng cạn và các phương thưc vận tải khác. Từng bước chuyển đổi thống nhất khổ đường tiêu chuẩn 1,435m trên toàn mạng và chuyển từ sức kéo diesel sang sức kéo điện. Đảm bảo hành lang an toàn giao thông đường sắt và phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.

Hình thành mạng lưới đường sắt hoàn chỉnh liên kết các trung tâm kinh tế-xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và phối kết hợp các phương thức vận tải khác. Đảm bảo nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật.

Về vốn: Tập chung mạnh mẽ nguồn lục nhà nước, tranh thủ tối đa các nguồn hỗ trợ phát triển của nước ngoài va có cơ chế, chính sách khuyến khích và đặc biệt huy động tối đa mọi nguồn lực ngoài ngân sách của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, đặc biệt hệ thống đường sắt đô thị và đường sắt nội-ngoại ô, đường sắt huyết mạch trọng yếu như đường sắt Bắc-Nam, đường sắt thuộc trương trình hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt- Trung, thành lập quỹ bảo trì và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.

Vận tải: nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải đường sắt, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia tham gia kinh doanh vận tải trên cơ sở cổ phần hóa các doanh nghiệp vận tải nhà nước, đảy nhanh tiến trình xã hội háo nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm.

Tập trung cải tạo nâng cấp bảo trì luồng tuyến, tham gia đầu tư phát triển các cảng đầu mối, cảng nhính để đảm bảo tính chủ động trong việc khai thác hệ thông cảng đường thủy nội địa phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Phát triển giao thông đường bộ đô thị phải phù hợp với quy hoạch phát triển không gian, kiến trúc đô thị. Phát triển hệ thống giao thông vận tải đường bộ đô thị bảo đảm tính thống nhất, cân đối, đồng bộ, liên hoàn với mạng lưới giao thông vận tải của vùng, quốc gia và quốc tế. Xây dựng các tuyến chính ra vào thành phố, nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, các tuyến tránh đô thị, hình thành đường vành đai đô thị. Phát triển hệ thông giao thông đường bộ các tuyên đường cao tốc lối khu công nghiệp với các cảng biển kho bãi và trung tâm thành phố, các tuyến đường lỗi các kho hàng, cảng biển , khu công nghiệp với nhau đảm bảo vậ chuyển thông suốt.

Nâng cấp và sủa chữa các tuyến đường cũ, xuống cấp. Xây dựng các tuyến đường mới bảo đảm giao thông thông được thông xuốt. Hoàn thành các tuyên đường vành đai quanh trung tâm thành phố và các tuyến đường cao tốc lỗi các tỉnh và thành phố với nhau. Xây dựng các khu công nghiệp xa trung tâm thành phố, đầu tư xây dụng hệ thông giao thông giữa các khu công nghiệp này với kho hàng và cảng biển, đảm bảo vận chuyển được thông suốt.

Xây dựng hệ thống sân bay đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn quốc gia. Mở thêm các đường bay mới đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách. Mở thêm các tuyến đường biển thông thương với các nước trong khu vực và các quốc gia trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do việt nam hàn quốc tới đầu tư hạ tầng của các công ty logistics việt nam (Trang 78 - 79)