1. Kết luận
Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cần thiết xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội, yêu cầu liên quan đến đặc điểm tâm – sinh lí của người học.
Áp dụng Phương pháp Học theo dự án trong dạy học đã đạt được một số kết quả tích cực như sau:
- Kích thích động cơ và hứng thú học sinh ở họcsinh.
-Các nội dung lí thuyết gắn liền với thực tiễn, nâng cao kĩ năng vận dụng, giải quyết vấn đề cho họcsinh.
-Phát huy được tính tự lực, tính trách nhiệm của học sinh, thúc đẩy tính sáng tạo trong thực hiện côngviệc.
- Phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, mang tính tíchhợp. - Phát triển năng lực cộng tác làm việc và kĩ năng giaotiếp.
- Rèn luyện tính bền bỉ, kiênnhẫn. - Phát triển năng lực đánhgiá. -Nâng cao kết quả học tập cho học sinh
Như vậy, Phương pháp Học theo dự án là phương pháp dạy học mang tính tích cực cao, hoàn toàn phù hợp để áp dụng vào trong dạy học môn Tin học ở trường THPT. Áp dụng phương pháp này giúp nâng cao năng lực học tập, phẩm chất, nhân cách cho học sinh. Đây là phương pháp dạy học giúp phát triển toàn diện năng lực học sinh.
Qua quá trình áp dụng, thấy rằng để áp dụng được phương pháp này vào trong dạy học cũng cần có một số nhược điểm như sau:
+ Đòi hỏi có thời gian để học sinh nghiên cứu, tìm hiểu. + Đòi hỏi phương tiện vật chất phù hợp.
+ Yêu cầu giáo viên phải có trình độ chuyên môn, và nghiệp vụ sư phạm, tích cực, yêu nghề.
Như vậy, khi muốn áp dụng ở các bộ môn khác thì cần có sự tính toán kĩ lưỡng, chuẩn bị chu đáo và có thể phải cần đến sự hỗ trợ tích cực của Giáo viên
tin học.
2. Các đề xuất, khuyếnnghị
Sau khi thử nghiệm Sáng kiến, tôi có một số đề xuất, khuyến nghị như sau + Cần có sự đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn cho việc dạy học để tạo điều kiện cho giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực khác nhau vào trong giảng dạy, tăng tính hứng thú cho học sinh.
+ Nhà trường cần có sự quan tâm, tăng cường khích lệ hơn nữa đến công tác đổi mới giảng dạy, hỗ trợ kịp thời cho giáo viên khi gặp khó khăn.
+ Bản thân mỗi giáo viên, khi đã chọn gắn bó với nghề, cũng phải không ngừng tích cực nghiên cứu, tự trau dồi năng lực bản thân về chuyên môn, nghiệp vụ.
Trên cơ sở đã tổ chức dạy học dự án thành công, chúng tôi rất mong muốn lãnh đạo nhà trường quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để chúng tôi tiếp tục xây dựng và thực hiện các dự án dạy học theo định hướng STEM đạt hiệu quả cao.
Do thời gian có hạn nên chắc chắn nội dung chúng tôi trình bày ở trên không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự thông cảm của đồng nghiệp và mong đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến để đề tài trên được hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!
Chúng tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của chúng tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
Xác nhận của cơ quan Trường Chinh, ngày 24 tháng 2 năm 2021
Người viết
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học của tác giả Nguyễn Lăng Bình và Dỗ Hương Trà, nhà xuất bản Đại học sư phạm.
2. Lí luận dạy học hiện đại của tác giả Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường, nhà xuất bản Đại học sư phạm
3. Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông của tác giả Lê Đình Trung và Phan Thanh Hội
4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục, Luật số 38/2005/QH11, ban hành ngày 27/6/2005.
5. Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông của tác giả Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Hoàng Phước Muội do Nguyễn Thanh Nga chủ biên, nhà xuất bản Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh 6. https://www.facebook.com/groups/dayhoctichcuc/
7. https://www.facebook.com/groups/pbl.vn/
CÁC TỪ VIẾT TẮT
- THPT: Trung học phổ thông - GV: giáo viên
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH
Tổng điểm:………..
TM. HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CHỦ TỊCH- HIỆU TRƯỞNG