về chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC, gồm:
2.2.5. Duy trì, điều chỉnh chính sách
Căn cứ các quy định của UBND Tp. HCM về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Tp. HCM qua các thời kỳ của Luật đất đai, điển hình như các Quyết định số 106/2005/QĐ-UBND ngày 16/6/2005; số 17/2008/QĐ-UBND ngày 14/3/2008; số 35/2010/QĐ-UBND ngày 28/5/2010; số 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/5/2015; số 28/2018/QĐ- UBND ngày 09/8/2018; số 07/2020/QĐ-UBND ngày 18/3/2020 thì UBND quận Gò Vấp đã triển khai tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Quận phù hợp với tình hình thực tế; trường hợp UBND Tp. HCM có quyết định sau điều chỉnh, thay thế quyết định trước, UBND quận đã chỉ đạo Hội đồng Bồi thường dự án, Ban Bồi thường GPMB kịp thời tham mưu điều chỉnh chính sách, phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC cho phù hợp, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thi hành.
Căn cứ Bảng giá đất ở ban hành kèm theo Quyết định số 51/2014/QĐ- UBND ngày 31/12/2014 của UBND Tp. HCM ban hành quy định về giá đất, bảng giá thời kỳ 2015 - 2019 trên địa bàn thành phố thì giá đất chỉ mang tính khái quát chung trên địa bàn toàn thành phố, chưa cụ thể để áp dụng chi tiết trên địa bàn quận hoặc cho từng dự án; do đó, UBND quận đã giao Ban Bồi thường GPMB phối hợp phòng ban chuyên môn, làm việc với đơn vị tư vấn để hoàn chỉnh hồ sơ đề xuất giá bồi thường của từng dự án cụ thể, tham mưu trình Sở ngành chuyên môn thẩm định, trình UBND Tp. HCM ban hành quyết định phê duyệt hệ số K, đơn giá bồi thường của từng dự án cụ thể, phù hợp với thực tế của từng khu vực có dự án trên địa bàn Quận.
Tuy nhiên do giá đất chuyển nhượng trên thị trường liên tục thay đổi và chênh lệch cao hơn so với giá khung của UBND thành phố ban hành; các hợp đồng chuyển nhượng, tài sản giao dịch thành để so sánh thường rất thấp nên đơn giá đất từng dự án cụ thể được UBND Tp. HCM ban hành vẫn luôn thấp hơn so với giá trị chuyển nhượng trên thị trường đã dẫn đến tình trạng người dân bị thu hồi đất không đồng ý, khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, dẫn đến chậm trễ trong việc thực hiện công tác GPMB trên địa bàn quận Gò Vấp.
Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, khuyến khích các lực lượng tham gia công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC; căn cứ quy định của UBND Tp. HCM như Quyết định số 69/2008/QĐ-UBND ngày 05/9/2008; Quyết định số 20/2019/QĐ-UBND ngày 19/8/2019 về quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Tp. HCM; UBND Quận Gò Vấp đã giao phòng Tài chính - kế hoạch phối hợp với Ban Bồi thường GPMB tham mưu trình ban hành quyết định hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức, cá nhân, CBCC tham gia công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC của dự án.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thực hiện điều tra xã hội học để khảo sát việc duy trì và điều chỉnh chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Theo đó, đề tài khảo sát với các mức đánh giá từ 1 đến 5 (gồm 1: Kém, 2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Khá, 5: Tốt).
Kết quả được tổng hợp tại Bảng 2.5, cụ thể như sau:
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực hiện công tác duy trì và điều chỉnh chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC trên địa bàn quận Gò Vấp
S Đánh giá
1 2 3 4 5
Điểm
TT Tiêu chí TB
Tạo môi trường thuận lợi cho
1 quá trình triển khai thực hiện 3,44 13,33 32,22 38,89 12,22 3,53/5 chính sách
Chính sách đã được điều
2 chỉnh linh hoạt, phù hợp với 8,91 22,2 45,56 18,89 4,44 2,97/5 điều kiện trong từng thời kỳ
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, năm 2020
Phân tích Bảng 2.5 thấy được, những năm qua UBND quận Gò Vấp đã tạo môi trường thuận lợi để hoạt động triển khai chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC được triển khai nhanh chóng, đạt hiệu quả, thể hiện qua việc đánh giá với 3,53/5 điểm (đạt tỷ lệ 70,4%). Tuy nhiên, việc điều chỉnh chính sách cho linh hoạt, phù hợp với điều kiện trong từng thời kỳ lại được đánh giá không cao, khi mà việc đánh giá chỉ đạt 2,97/5 điểm (tỷ lệ 59,4%). Nguyên nhân được xác định do đặc thù của công tác bồi thường, khi chính sách đã được phê duyệt từ trước, đang thực hiện công tác chi trả tiền bồi thường, nếu
thay đổi sẽ dẫn đến tình trạng dắt dây, so bì của các hộ dân đã bồi thường trong cùng một dự án; bên cạnh đó, cơ quan chuyên môn còn chậm trong việc đánh giá chính sách cũng như việc các dự báo tình hình phát triển KT-XH để định hướng cho quá trình tổ chức thực hiện chính sách sau khi thu hồi đất của Quận hiệu quả đạt được chưa cao; từ đó dẫn đến tình trạng nêu trên.