d. Lựa chọn phương án cấp thức ăn:
6.2 KẾT QUẢ CỦA NHÓM:
Đầu tiên và quan trọng nhất, nhóm phát hiện ra rằng khi thiết kế một sản phẩm để chế tạo, nhất thiết phải lập kế hoạch cho mọi khía cạnh của thiết kế đến từng chi tiết nhỏ nhất. Nhà thiết kế phải tính toán làm thế nào mọi ốc vít, đai ốc và bu-lông sẽ khớp với nhau và phải cố gắng dự đoán các vấn đề tiềm ẩn sẽ phát sinh trong quá trình lắp
ráp thực tế của sản phẩm. Có một số điểm trong quy trình chế tạo của chúng em trong đó các khu vực thiết kế chưa hoàn thành đầy đủ gây ra các vấn đề lớn. Sự thiếu dự đoán này khiến nhóm tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để khắc phục các vấn đề thiết kế dẫn đến.
Thứ hai, nhóm đã tìm hiểu và học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức để áp dụng thực tế trong lĩnh vực điều khiển tự động, việc xử lý các cảm biến ở dạng tín hiệu tương tự và sau đó đưa về tín hiệu số. Đồng thời, việc giao tiếp qua màn hình với người sử dụng cũng rất quan trọng. Nhờ đó có thể xử lý nhanh các vấn đề phát sinh khi có sự cố hoặc thay đổi xảy ra.
KẾT LUẬN
Sau quá trình thực hiện làm đồ án tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy giáo trong khoa, chúng em đã hoàn thành nhiệm vụ thiết kế đồ án tốt nghiệp theo đúng thời gian yêu cầu.
Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ thiết kế, chúng em đã tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu, ứng dụng các lý thuyết trong các tài liệu về vật liệu học và kiến thức cơ khí chuyên môn đã được học trong trường đồng thời qua thời gian tìm hiểu thực tế và quan sát một số mẫu máy tương tự trên mạng. Chúng em đã chế tạo thành công “Mô hình trang trại gà thông minh”. Kết cấu đơn giản, dễ dàng vận hành, có khả năng tự động hóa cao, kết cấu nhỏ gọn, hoạt động êm và hiệu quả, bảo quản dễ dàng.
Trong quá trình thiết kế máy, vì thời gian có hạn và kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức thực tế còn hạn chế, nên việc hoàn thành đồ án của chúng em không tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô.
Cuối cùng, em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Cơ Khí, các thầy dưới xưởng của Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài này và đã dạy dỗ chỉ bảo em trong suốt thời gian học tập tại trường. Kính chúc các thầy cô sức khoẻ và thành công trong công tác.
Sinh viên thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] - PGS.TS. Lưu Đức Bình, Công nghệ chế tạo máy 1.
[2] - PGS.TS. Trịnh Chất, TS. Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí (tập 1và 2), Nhà xuất bản giáo dục.
[3] - PGS.TS. Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm, Thiết kế chi tiết máy, Nhà xuất bản giáo dục, 1999.
[4]- PGS.TS. Nguyễn văn Yến, Cơ sở thiết kế máy, Nhà xuất bản xây dựng.
[5]- PGS.TS. Nguyễn Văn Yến, Giáo trình Thiết bị nâng chuyển, Nhà xuất bản Đà Nẵng.