Những vướng mắc trong xác định xuất xứ hàng hóa

Một phần của tài liệu uy tắc tổng quát và chú giải bắt buộc của Công ước HS Quy tắc xuất xứ theo ACFTA (Trang 29 - 55)

- Change in Tariff Classification at the fourdigit level CTH (d) Goods satisfying the Product Specific Rules (PSR) in Attachment

5, Những vướng mắc trong xác định xuất xứ hàng hóa

Quy tắc xuất xứ quy định cụ thể những trường hợp một hàng hóa được coi là có xuất xứ từ một nước được hưởng thuế quan ưu đãi đã đàm phán trong các hiệp định thương mại. Quy tắc xuất xứ có thể tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sự lưu thông hàng hóa qua biên giới.

- Yêu cầu về hàm lượng giá trị nội địa đặt ra cho xuất khẩu hàng hóa cuối cùng khi muốn hưởng thuế quan ưu đãi trong khối thương mại. Quy tắc xuất xứ sẽ ngăn cản các công ty ngoài hiệp định ưu đãi được xuất khẩu hàng hóa sang một nước trung gian có thuế quan ưu đãi với điểm đến cuối cùng. Quy tắc có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, ví dụ, có thể là quy tắc sản phẩm cụ thể, thường kiểm tra xem hàng hóa có chuyển đổi phân loại thuế, mức độ hàm lượng giá trị khu vực hoặc yêu cầu kỹ thuật khác. Cũng có các quy tắc quy định mức độ hàng hóa có xuất xứ ở một nước khác trong khu vực thương mại ưu đãi có thể được xem là “xuất xứ” ở một nước khác vì mục tiêu thuế quan.

- Xuất hiện hiệu ứng chệch hướng thương mại. Khi một nhóm nước hình thành khu vực thương mại tự do thì một vấn đề chính sách nảy sinh: nhập khẩu từ các nước ngoài khối có thể xâm nhập vào nước có thuế quan cao thông qua các nước có thuế quan thấp trong khu vực. Hiện tượng này được gọi là chệch hướng thương mại. Thông thường, khi một quốc gia áp dụng cùng một mức thuế đối với tất cả các quốc gia khác, liền có xu hướng nhập khẩu hàng hóa từ nơi có giá rẻ nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, một khi các hiệp định thương mại tự do được kí kết, tạo nên sự khác biệt về mức thuế, hàng hóa của các quốc gia tham hiệp định sẽ trở nên rẻ hơn so với hàng hóa của các quốc gia bên ngoài. Chính điều này gây ra hiện tượng chệch hướng thương mại, các quốc gia có xu hướng chuyển việc nhập khẩu hàng hóa từ các nước bạn hàng quen thuộc sang các nước nằm trong hiệp định.

Hiện tượng này sẽ gây ra thiệt hai cho những nước không phải là thành viên của hiệp định hay khu vực thương mại tự do nào đó. Chệch hướng thương mại hướng các quốc gia lựa chọn các sản phẩm từ các nước trong hiệp định hoặc khu vực thương mại tự do bởi lợi thế giá rẻ chứ không hoàn toàn do có sức cạnh tranh hơn các sản phẩm tương tự từ các nước bên ngoài khu vực, không phải thành viên. Những nước này mặc dù sản xuất hiệu quả hơn nhưng vẫn bị mất thị trường vì chênh lệch thuế.

- Các quy tắc xuất xứ của ASEAN đặt ra một số chi phí, tương đương thuế của khoảng 3,4% tất cả các hàng hóa, tương đương thuế suất bình quân 2,09%. Nhưng những hiệu ứng của điểm hạn chế này thể hiện khác nhau giữa các ngành. Có thể hạn chế nhỏ trong các ngành như điện tử hoặc thiết bị xây dựng,

nhưng rất cao ở các ngành sản xuất sản phẩm da, dệt may, thực phẩm và ô tô. Mặc dù tỷ lệ khiêm tốn nhưng các quy tắc xuất xứ hạn chế có thể góp phần làm cho thuế suất tăng từ thấp lên cao.

Chính vì điểm phức tạp này, các quy tắc xuất xứ tương đối hạn chế của ASEAN không thể có tác động lớn đối với dòng thương mại, vì tỷ lệ lớn thương mại quốc tế ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương thuộc về ngành điện tử và thiết bị xây dựng có thuế suất MFN thấp, mức độ hấp dẫn ưu đãi (dù có hay không có các quy tắc xuất xứ hạn chế) luôn không đáng kể.

Bên cạnh đó, cũng có không ít các thách thức đang đặt ra đối với Việt Nam yêu cầu phải thay đổi để khắc phục các hạn chế, yếu kém để tận dụng thời cơ phát triển. Cụ thể:

Thứ nhất, về năng lực quản lý. Thách thức đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước cần phải hoàn thiện và bổ sung cơ chế, chính sách về phát triển các ngành công nghiệp nội địa trong khi năng lực cạnh tranh vẫn yếu kém. Thực tế, hệ thống pháp luật và năng lực quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực liên quan đến hội nhập quốc tế nói chung và tham gia các FTA nói riêng hiện còn nhiều bất cập. Kết cấu hạ tầng yếu kém, nhất là hạ tầng phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu. Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ chuyên gia còn hạn chế, kể cả trong khâu đàm phán ký kết FTA và thực hiện các cam kết. Ngoài ra, thách thức từ việc giảm thuế nhập khẩu dẫn đến giảm thu ngân sách; Cơ cấu xuất nhập khẩu thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng, đặc biệt đối với các đối tác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành; giữa Trung ương và địa phương chưa thực sự hiệu quả, từ đó dẫn đến những lúng túng khi đưa ra chính sách và xử lý các vấn đề phát sinh trong khi sức ép từ các ràng buộc, cam kết trong các Hiệp định FTA ngày càng tăng.

Thứ hai,năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu. Mặc dù được tạo điều kiện, các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa phát huy được vai trò dẫn dắt, chủ đạo trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới và phát triển công nghệ. Khu vực tư nhân đã phát triển nhưng quy mô còn nhỏ và hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ; các ngành sản xuất trong nước phải đối mặt với sức cạnh tranh về giá cả, chất lượng của hàng nhập khẩu. Đặc biệt, trong nông nghiệp, Việt Nam còn thiếu sự gắn kết giữa các ngành, địa phương; quá trình triển khai chưa có sự chuẩn bị đúng mức về nội lực cho cả doanh nghiệp và nông dân. Do đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản đã gặp tình trạng giảm sút lợi nhuận, nợ tăng cao, dẫn đến phá sản hoặc chuyển hướng sang nhập khẩu. Ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa phát triển, nhập khẩu bị phụ thuộc

nhiều vào nhập khẩu. Tỷ lệ cung ứng nguyên liệu trong nước của một số ngành công nghiệp như ô tô chỉ khoảng 20-30% và dệt may là gần 50%... Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA chưa có chuyển biến mạnh, vẫn tập trung chủ yếu vào các mặt hàng nông sản, các mặt hàng công nghiệp sử dụng nhiều lao động và các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu… Đặc biệt, có một số mặt hàng như cao su, dừa, rau quả, than đá… chúng ta đã tập trung quá lớn vào thị trường Trung Quốc (chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này) mà không đa dạng hàng hóa thị trường. Tình hình trên đã dẫn đến việc phụ thuộc lớn vào một thị trường và khi đối tác giảm nhập khẩu thì chúng ta phải gánh chịu những hậu quả không nhỏ… Do vậy, dẫn đến giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao.

Thứ ba,mặc dù đã chủ động tham gia các Hiệp định FTA nhưng Việt Nam đôi khi còn bị lôi kéo theo tình thế, thiếu nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, chưa có chiến lược bài bản rõ ràng khi tham gia các Hiệp định FTA, đặc biệt là mức độ sẵn sàng và sự chuẩn bị chưa tốt. Có thể nói, hiện Việt Nam chưa chuẩn bị tốt các điều kiện cơ bản trong nước khi tham gia các Hiệp định FTA và chưa tận dụng tốt các ưu đãi trong các Hiệp định FTA đã ký kết để cải thiện cán cân thương mại, cán cân thanh toán vãng lai và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả, phát triển bền vững.

CO form A: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước cho Việt

Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP - Generalized Systems of Preferences

CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ

CO form D: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa các nước thuộc Hiệp định thương

mại hàng hóa ASEAN (ATIGA - ASEAN Trade in Goods Agreement, được ký vào tháng 02/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/05/2010), trước đây gọi khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA - ASEAN Free Trade Area) hay hiệp định thương mại hàng hóa CEPT - Common Effective Preferential Tariff.

CO form AJ: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa Nhật Bản và các nước ASEAN

thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP - Association of Southeast Asian Nations, được ký kết vào tháng 04/2008 và Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày

CO form VJ: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa Nhật Bản và Việt Nam thuộc diện

hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định đối tác kinh tế VJEPA (Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement)

CO form AK: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN

thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc AKFTA (ASEAN-Korea Free Trade Agreement)

CO form VK: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa Hàn Quốc-Việt Nam nằm trong

AKFTA và thuộc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA - VietNam - Korea Free Trade Area, được ký kết ngày 5/5/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015)

CO form E: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa Trung Quốc và các nước ASEAN

thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA - The ASEAN–China Free Trade Area, được ký kết ngày 29/11/2004 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2005)

CO form AANZ: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa các nước ASEAN – Úc –

New Zealand thuộc diện ưu đãi thuế quan theo hiệp định khu vực thương mại tự do giữa các nước ASEAN, Australia và New Zealand

CO form AI: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa Ấn Độ và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AIFTA: ASEAN – India Free Trade Are)

CO form VC: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa Việt Nam-Chi Lê thuộc diện ưu

đãi thuế quan theo hiệp định thương mại hàng hóa VCFTA (Vietnam-Chile Free Trade Agreement)

CO form EAV: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước thành

viên Liên minh Kinh tế Á Âu theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu. EAEU (VNEAEUFTA -The Vietnam-Eurasian Economic Union Free Trade Agreement, được ký kết ngày 29/5/2015 và có hiệu lực từ ngày 05/10/2016)

CO form S: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa Việt Nam - Lào thuộc diện hưởng

ưu đãi thuế quan theo hiệp định thương mại Việt Nam - Lào được ký kết ngày 03/03/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 03/10/2015.

CO form ICO:cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO -

CO form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may thuộc diện quản lý hạn ngạch theo Hiệp định dệt may Việt Nam – EU

Một phần của tài liệu uy tắc tổng quát và chú giải bắt buộc của Công ước HS Quy tắc xuất xứ theo ACFTA (Trang 29 - 55)