VII. CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT:
5. Xóa án tích:
Xóa án tích là xóa bỏ việc mang án tích đối với người bị kết án.
Người bị kết án sau khi được xóa án tích thì từ thời điểm đó trở đi được công nhận là chưa bị kết án về tội đó.
Điều kiện để được xóa án tích:
(1) Đương nhiên được xóa án tích (Điều 70, Bộ luật Hình sự 2015) là trường hợp được coi như chưa bị kết án và được cấp giấy chứng nhận mà không cần có sự xem xét quyết định của tòa án.
(2) Xóa án tích theo quyết định của tòa án (Điều 71, Bộ luật Hình sự 2015)
Ngoài các trường hợp đương nhiên được xóa án tích, đối với những người phạm những tội được quy định tại Chương XIII, Bộ luật Hình sự “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia” và Chương XXVI, Bộ luật Hình sự “Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh” thì việc xóa án tích đối với họ phải do tòa án xem xét quyết định.
Ví dụ: Anh H bị tuyên hình phạt tù 10 năm đồng thời bị áp dụng hình phạt bổ sung quản chế 04 năm, và phạt tiền 20 triệu thì chúng ta phải dựa vào hình phạt tù 10 năm là hình phạt chính để xác định thời hạn xóa án tích của anh H là 03 năm (trong trường hợp đương nhiên xóa án tích của điều 70) hoặc 05 năm (trong trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án của điều 71) chứ không được dựa vào thời hạn 04 năm quản chế hay phạt tiền để xác định thời hạn xóa án tích.
KẾT LUẬN
Pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội hiện nay. Nhà nước không thể tồn tại thiểu pháp luật. Cùng với sự phát triển của nhà nước và xã hội, vai trò của pháp luật ngày càng được củng cố, mở rộng và nâng cao, những giá trị xã hội của pháp luật được thừa nhận và phát huy. Mỗi người dân cần có trách nhiệm tuân thủ những quy định, điều lệ trong văn bản pháp luật, mọi hành vi không tuân thủ, vi phạm pháp luật đều gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng. Vì vậy, pháp luật luôn đảm bảo sự công tư, phục vụ cho sự công bằng và tiến bộ của con người và xã hội. Tuy nhiên, pháp luật không phải công cụ quản lí vạn năng và cần có sự điều chỉnh phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đời sống xã hội.
Bài tiểu luận với đề tài “ Phân tích hình phạt ” của chúng em nhằm mục đích giúp các bạn có thêm những nhận thức về kiến thức pháp luật , các hành vi vi phạm pháp luật để từ đó có hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật. Vì đây là một đề tài cần sự tìm hiểu của nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau mà khuôn khổ bài tiểu luận có hạn nên có thể những phân tích của chúng em chưa thực sự sâu sắc và còn nhiều thiếu sót. Nhóm 2 chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy,cô để bài làm được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Pháp luật Đại cương (tái bản), TS. Nguyễn Hợp Toàn, Nhà xuất
bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, năm 2012.
2. Giáo trình Đại cương về Nhà nước và Pháp luật (tái bản), TS. Nguyễn Thị
Huế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2019.
3. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bài viết “Bàn về hình
phạt tử hình được quy định BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017”, Nguyễn Thị Hồng Loan, năm 2019.
4. Cổng thông tin điện tử Công an Thành phố Hà Nội.
5. Cổng thông tin điện tử Toà án nhân dân tối cao, bài viết “Hội thảo về trách
nhiệm hình sự đối với pháp nhân”, Nguyên Anh, năm 2018.
6. Tạp chí Toà án nhân dân điện tử, bài viết “Bàn về tổng hợp hình phạt”,
năm 20221.
7. Diễn đàn pháp luật, bài viết “Các loại hình phạt chính trong bộ luật hình sự
Việt Nam”.