Chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới

Một phần của tài liệu 575778022 (Trang 38 - 42)

Nhóm nghiên cứu cho rằng cộng đồng LGBTQ+52 cũng là một trong những chủ thể của quan hệ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn, nên cần thiết được xem xét trong khuôn khổ bài tiểu luận này như một phần mở rộng thêm. Ở Việt Nam hiện tại chưa có bất cứ thống kê nào về tỉ lệ người thuộc LGBTQ+ trong dân số, tuy vậy bằng cái nhìn thực tế, có thể thấy xung quanh chúng ta luôn tồn tại những người thuộc cộng đồng này.

Trước đây, hôn nhân đồng giới (kết hôn giữa những người mang cùng giới tính) là bị cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 200053 và hành vi trên có thể bị xử phạt từ 100.000 đến 500.000 đồng54. Hiện nay, với sự ra đời của Luật hôn nhân và gia đình 2014, quy định trên đã thay đổi theo chiều hướng cởi mở hơn. Luật này quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”55. Vì kết hôn đồng giới không được xem là hành vi bị cấm, các điều khoản phạt tiền theo lẽ đương nhiên cũng đã được bãi bỏ. Quan điểm nhóm nghiên cứu cho rằng: Sự cởi mở hơn trong quy định này cho thấy rằng nhà làm luật đã và đang chấp nhận du nạp xu hướng thế giới về bảo vệ quyền con người nói chung và của người thuộc LGBTQ+ nói riêng, “hé mở” cánh cửa cho việc chấp nhận hôn nhân cùng giới trong tương lai. Tuy vậy do phong tục tập quán, văn hoá gia đình Việt Nam thực sự chưa thể thích ứng ngay lập tức với thay đổi này, quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 như một “vùng đệm” để các quan điểm về đạo đức của xã hội kịp chuẩn bị cho một sự thay đổi lớn chưa từng có tiền lệ trong tương lai.

Như vậy, trong quá trình “vùng đệm” đang được thực thi, quan hệ kết hôn giữa những người có cùng giới tính hiện chưa được pháp luật công nhận. Họ có thể làm đám cưới hay bất cứ lễ nghi, phong tục nào như những cặp nam nữ mà không bị cấm, nhưng không thể đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy giữa họ không phát sinh quan hệ vợ chồng mà chỉ là chung sống với nhau.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa nam nữ chung sống như vợ chồng và chung sống như vợ chồng giữa người cùng giới là: Pháp luật không công nhận quan hệ vợ chồng trong tất 52 LGBTQ+ là một từ viết tắt. L: Lesbian (Đồng tính nữ), G: Gay (Đồng tính nam), B: Bisexual (Song tính), T: Transgender (Chuyển giới), Q: Queer / Questioning (Có bản dạng giới đặc biệt hoặc chưa biết rõ bản dạng giới của mình). +: Những nhóm bản dạng giới khác.

53 Khoản 5 điều 10 Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định các trường hợp cấm kết hôn có “Giữa những người cùng giới tính”

54 điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định 87/2001/NĐ-CP

cả mọi trường hợp chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới. Khác với một số trường hợp được công nhận quan hệ vợ chồng (như đã đề cập ở các phần trước của bài tiểu luận). Vì vậy các vấn đề phái sinh như: Thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng, chế độ tài sản chung hợp nhất, v.v.. là không tồn tại trong loại quan hệ này.

Việc không công nhận quan hệ vợ chồng giữa những người cùng giới trong thời điểm hiện tại đang đặt ra nhiều khó khăn và thách thức cho những chủ thể trong quan hệ này. Hôn nhân giữa họ là hôn nhân “do họ đặt ra”, và dù muốn kết hôn hay không, họ không được công nhận bởi pháp luật về hôn nhân và gia đình. Vì vậy, họ không được thừa hưởng các quyền và nghĩa vụ về nhân thân, về tài sản của Luật hôn nhân và gia đình như: Không thuộc bất kỳ hàng thừa kế nào của “bạn đời” của mình, không được hưởng chế độ tài sản sở hữu chung hợp nhất, không được bảo vệ bởi chế độ hôn nhân một vợ một chồng, v.v… Bởi vì những lý do trên, quan hệ chung sống giữa những người cùng giới thường không bền vững, do những quan hệ này chỉ được họ tự thừa nhận với nhau mà không bị tác động bởi pháp luật hôn nhân gia đình - một công cụ để điều chỉnh và bảo vệ các quan hệ hôn nhân hợp pháp.

Trong tương lai, nếu các quy định của pháp luật về hôn nhân đồng giới tiếp tục cởi mở hơn, quy định nhiều hơn về quyền và nghĩa vụ cho loại quan hệ này cũng như thừa nhận nó, nhóm nghiên cứu cho rằng nó chắc chắn sẽ tác động giúp giảm đi hiện tượng

chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực của nó đến an sinh xã hội.

KẾT LUẬN

Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, là nhân tố cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Để duy trì, ổn định và phát triển tình trạng hôn nhân và gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn đất nước đang phát triển, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được ban hành với nhiều quy định nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn đời sống.

Nhìn từ góc độ lý luận về hôn nhân theo luật định và việc chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn, bài viết đã đi sâu phân tích về điều kiện của hôn nhân hợp pháp (phải đăng ký kết hôn) theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình; chỉ ra các hạn chế và bất lợi của việc vợ chồng chung sống không đăng ký kết hôn. Về góc độ tương quan giữa hôn nhân hợp pháp và chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn hay kết hôn trái pháp luật đều có những điểm giống nhau và khác nhau, từ đó cho thấy hôn nhân phải đăng ký kết hôn thì mới nhận được sự công nhận từ nhà nước, pháp luật và xã hội.

Mặc dù chưa có quy định cụ thể nhưng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã thông thoáng trong việc giải quyết hậu quả của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Trong thời gian tới, Nhà nước cần tiếp tục nâng cao chất lượng trong việc áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình, đặc biệt sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, nâng cao hiệu quả trong công tác xét xử của Tòa án, tạo nền tảng trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững.

Thông qua đề tài “Chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn - một số vấn đề pháp lý và thực tiễn”, nhóm đã đi sâu phân tích những vấn đề pháp lý cũng như đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định điều chỉnh về việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Do kiến thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài viết được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT / ÁN LỆ

1. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013

2. Sắc lệnh số 159/SL về việc quy định vấn đề ly hôn do chủ tịch chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành

3. Bộ luật dân sự 2015

4. Bộ luật hình sự 2015

5. Luật hôn nhân và gia đình 1959

6. Luật hôn nhân và gia đình 1986

7. Luật hôn nhân và gia đình 2000

8. Luật hôn nhân và gia đình 2014

9. Luật Quốc tịch Việt Nam 2008

10. Luật hộ tịch năm 2014

11. Nghị quyết số 35/2000/QH10 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.

12. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày

03/01/2000 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

13. Thông tư 60/TATC năm 1978 hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội đã có vợ, có chồng trong Nam tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác.

14. Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Chỉ thị số 02/2003/CT-BTP về việc tiếp tục đăng ký kết hôn cho các trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001

TÀI LIỆU LUẬN VĂN

1. Nông Thị Hồng Yến, "Hậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sống như vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành", Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, 2015

2. Hoàng Hạnh Nguyên, “Những khía cạnh pháp lý của thực tế chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, 2011

TÀI LIỆU TẠP CHÍ / BÁO CHÍ

1. Th.S Lương Thị Hoà, “Chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn: Thực trạng, đánh giá và hướng hoàn thiện pháp luật” <http://gopfp.gov.vn/chi-tiet-an- pham/-/chi-tiet/chung-song-nhu-vo-chong-khong-%C4%91ang-ky-ket-hon- %0Athuc-trang-%C4%91anh-gia-va-huong-hoan-thien-phap-luat-8312- 3307.html>, truy cập ngày 17/8/2021

2. Báo Zing News, “Người trẻ Hàn Quốc sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn” <https://zingnews.vn/nguoi-tre-han-song-chung-nhu-vo-chong-

nhung-khong-dang-ky-ket-hon-post1192085.html>, truy cập ngày 17/8/2021

3. Pew research center, “8 facts about love and marriage in America”,

<https://www.pewresearch.org/fact-tank/2019/02/13/8-facts-about-love-and-

marriage/>, truy cập ngày 17/8/2021

4. Tạp chí Luật sư Việt Nam, “Bàn về tội "Vi phạm chế độ một vợ, một chồng" theo quy định của Bộ luật Hình sự”, <https://lsvn.vn/ban-ve-toi-vi-pham-che-do-mot-

Một phần của tài liệu 575778022 (Trang 38 - 42)