Công tác chọn giống

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ thương mại ngọc linh, xã song mai, huyện kim động, tỉnh hưng (Trang 49 - 51)

Trong q trình thực tập chăm sóc ni dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt, tôi còn được học thêm cách chọn giống cho lợn hậu bị theo một số tiêu chuẩn sau:

+ Tuần tuổi: Nếu đạt tiêu chuẩn thì bắt đầu xuất giống từ 24, 25 tuần tuổi.

+ Xét nghiệm máu: đến thời gian có kế hoạch xuất lợn thì lợn sẽ được lấy máu đi xét nghiệm.

+ Ngoại hình: - Lợn cái giống:

Nên chọn những con có vóc dáng cao to hợp với những nét đặc trưng của dòng giống của nó. Ngoại hình là mợt trong những loại tiêu chí vơ cùng quan trọng trong chọn lợn nái hậu bị nên trước khi đi chọn lợn để mua, chúng ta nên nắm thật rõ các tiêu chí về ngoại hình như sau:

- Đầu và cổ: Đầu to vừa phải, trán rộng, mắt lanh.

- Vai và ngực: Vai nở đầy đặn. Ngực sâu, rộng. Đầu và vai liên kết tốt - Lưng sườn và bụng: Lưng dài vừa phải, ít võng. Sườn sâu, bụng tròn, khơng xệ (lợn ngoại). Lưng và bụng kết hợp chắc chắn

- Mông và đùi sau: mông dài vừa phải, rộng. Đùi sau đầy đặn, ít nhăn. Mơng và đùi sau kết hợp tốt. Khấu đuôi to, luôn ve vẩy.

Lựa chọn ngoại hình lợn ngoài các bợ phận như đầu, cổ, vai ngực, lưng bụng, mơng đùi ra thì 3 bợ phận quan trọng hàng đầu còn lại là chân, núm vú và bộ phận sinh dục ngoài.

- Chân: Các vấn đề về chân là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc loại thải lợn nái nhiều thứ 2. Lợn hậu bị nên là những lợn có bốn chân chắc chắn, khoảng cách giữa 2 chân trước và 2 chân sau rợng vừa phải, móng chân thẳng, khơng tịe, đi đứng tự nhiên, không đi bàn.

Bàn chân đạt chuẩn rất quan trọng cho sự phân bố trọng lượng lợn nái và tránh những tổn thương trong quá trình sinh đẻ sau này của nái.

Bàn chân đạt chuẩn cần: rợng vừa phải; các ngón có khoảng cách vừa phải; ngón chân to, đều, kích thước ngón nếu chênh với tiêu chuẩn quá 1,27cm là không nên chọn.

- Núm vú: Lợn nái hậu bị đạt chuẩn nên có tổng cộng khoảng 14 vú (mỗi bên 7 vú), khơng có vú kẽ. Các núm vú nổi rõ và cách đều nhau, càng về phía sau khoảng cách các núm vú càng xa nhau hơn. Khoảng cách giữa 2 hàng vú đều, không quá xa hay quá gần.

- Bộ phận sinh dục ngoài: đầy đặn, không dị tật. - Lợn đực giống:

Căn cứ vào ngoại hình, thể chất: Chọn con khỏe mạnh và tốt nhất trong đàn. Hình dáng màu sắc đúng với giống cần chọn. Thể chất cân đối, vai lưng rộng, mông nở, chân cao thẳng, to khỏe, rắn chắc, đi bằng móng (khơng đi bàn). Tuyệt đối khơng chọn những con đực có chân đi xiêu vẹo, dị dạng khác thường (vòng kiềng, chân quá hẹp, yếu). Chọn lợn đực có vú đều và cách xa nhau, có ít nhất 6 cặp vú trở lên.

Phần 5

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ thương mại ngọc linh, xã song mai, huyện kim động, tỉnh hưng (Trang 49 - 51)